Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hòa dân chủ n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Trong thời đại ngày nay,
    lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế - xã hội ở các
    quốc gia. Với tư cách là tổng hòa của các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô, lạm phát đã
    có những tác động trực tiếp hay gián tiếp, nhanh hay chậm tích cực hoặc tiêu cực, ở mức độ
    này hay mức độ khác . đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của Chính phủ,
    doanh nghiệp, cá nhân, đến các quan hệ kinh tế đối ngoại và đối nội của quốc gia và tác
    động đến tình hình kinh tế khu vực và thế giới với mức độ tùy theo vị thế kinh tế chính trị
    mà nước đó đã đảm nhận trong khu vực và thế giới. Thực tiễn cho thấy lạm phát trên thế
    giới luôn biến động không ngừng cùng với nhiều đặc tính mới mẻ.
    Trong những năm gần đây, một số ngân hàng trung ương các nước đã quyết
    định chuyển hướng chính sách tiền tệ sang thực hiện chính sách lượng hóa mục tiêu lạm
    phát. Kết quả nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, những quốc gia áp dụng chính sách
    mục tiêu lạm phát đã rất thành công trong việc duy trì tỷ lệ lạm phát thấp trong dài hạn,
    kinh tế tăng trưởng ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm.
    Ngoài ra, các công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra những lợi ích tiếp
    theo từ việc thực thi chính sách mục tiêu lạm phát, bao gồm: làm tăng rõ ràng, minh
    bạch công khai của chính sách tiền tệ; làm tăng trách nhiệm của NHTW; giúp công
    chúng hiểu được chính sách tiền tệ một cách đơn giản, dễ dàng và hiệu quả; cải thiện
    được môi trường tăng trưởng kinh tế ổn định; và nâng cấp phúc lợi xã hội.
    Để đạt được các mục tiêu ổn định giá cả lâu dài, cho đến nay các NHTW đã sử
    dụng các chính sách tiền tệ khác nhau như: Chính sách tiền tệ dựa vào tỷ giá cố định,
    chính sách tiền tệ dựa vào khối lượng tiền cung ứng; Chính sách tiền tệ dựa vào GDP
    danh nghĩa, và hiện nay, chính sách tiền tệ có xu hướng dựa vào lượng hóa mục tiêu
    lạm phát.
    Việc thiết lập chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát (NHTW sẽ
    điều tiết nền kinh tế sao cho lạm phát chỉ ở mức độ nào đấy và từ đó sẽ lan tỏa đến mục
    tiêu khác như tăng trưởng ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm) điều này có nghĩa là lạm
    phát là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thiết lập chính sách tiền tệ.
    Từ sau khi nền kinh tế Lào chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ
    mô của Nhà nước mà hoạt động của hệ thống ngân hàng nhà nước được coi là khâu "đột
    phá khẩu", thì hệ thống NHNN Lào đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi
    mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ, kiềm chế, kiểm soát lạm phát (năm 1998 tỷ lệ lạm
    phát là 90%, năm 1999: 128,38%, 2000: 23%, năm 2001: 7,81%, năm 2004: 10,46% và
    đến tháng 6/2005 là 5,35%). Đi đôi với những thành công đã nói trên, hoạt động kiềm
    chế, kiểm soát lạm phát còn một số hạn chế về mặt chủ quan và mặt khách quan. Hiện
    tượng lạm phát diễn ra rất phức tạp trong năm 2002, tăng lên 10,63% và đến năm 2003
    lại tăng lên 15,49% và cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của Lào, đặc biệt
    trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
    Là một chính sách mới, nên chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát đang được các
    nhà quản lý ngân hàng, các nhà kinh tế nghiên cứu, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm
    thông qua thực tế của các nước đang áp dụng chính sách này.
    ở CHDCND Lào hiện nay vấn đề này còn khá mới mẻ và phức tạp, chính vì vậy
    tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi
    chính sách tiền tệ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" làm luận văn thạc sĩ kinh tế,
    chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, nền kinh tế không chỉ chịu ảnh
    hưởng của các yếu tố bên trong mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi những yếu tố bên
    ngoài. Đến nay, trên thế giới đã rất nhiều lý thuyết, nhiều cuốn sách, nhiều bài báo và
    rất nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế đã nghiên cứu vấn đề này.
    Một số công trình đã nghiên cứu về chính sách mục tiêu lạm phát đối với các
    quốc gia: Kinh tế học, sách tham khảo tập II của Paul a Samuelson Wiliamd. Nordhalls;
    Lý thuyết lạm phát giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam (sách tham khảo) của PTS.
    Nguyễn Minh Phong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lạm phát hành trình và giải
    pháp chống lạm phát ở Việt Nam của Lê Quốc Lý, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2005; Lạm
    phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam của Phi Trọng Hiển, Tạp
    chí Nghiên cứu kinh tế, số 323/2005; Chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát một cách
    tiếp cận trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam của Đỗ Thị Đức Minh,
    Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội, 2005 .
    Với nội dung của các công trình nghiên cứu nói trên thì lĩnh vực nghiên cứu và đối
    tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề bức xúc đối với CHDCND Lào hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Dựa trên lý thuyết chung của các nhà kinh tế học, đặc biệt trong lĩnh vực tài
    chính ngân hàng và những bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề
    kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Trên cơ sở đó, đối với
    CHDCND Lào để làm rõ một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi
    chính sách tiền tệ trong thời gian qua, rút ra được những nguyên nhân cơ bản của lạm
    phát, có được những bài học kinh nghiệm để từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất
    trong việc thực thi chính sách tiền tệ tại CHDCND Lào góp phần ổn định chính sách
    tiền tệ và phát triển nền kinh tế của đất nước một cách bền vững.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ các lý thuyết về lạm phát và chính sách tiền tệ.
    - Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách này ở một số nước để rút ra bài học
    cho CHDCND Lào.
    - Phân tích thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của CHDCND Lào, từng giai
    đoạn, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện chính sách kiểm soát lạm phát.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Những vấn đề chung về CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát, tình hình thực
    hiện của mục tiêu này ở một số nước và thực trạng điều hành CSTT của CHDCND Lào
    từ 1994 đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Luận văn vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và dựa
    trên đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phương pháp luận. Các phương
    pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp thống kê và miêu
    tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh .
    6. Đóng góp của luận văn
    - Phân tích thực trạng thực thi CSTT nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong
    năm qua, rút ra được thành công và hạn chế.
    - Đưa ra các giải pháp chủ yếu, kiến nghị cụ thể có tính xây dựng nhằm năng cao
    hiệu quả cao trong việc điều hành CSTT nói chung, mục tiêu kiểm soát lạm phát nói
    riêng ở CHDCND Lào.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
    của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...