Tiểu Luận Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN:
    Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.

    BÀI LÀM
    Hiện nay ,nền kinh tế của toàn thế giới có nhiều sự thay đổi ,các quốc gia dần chuyển mình để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá .Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì có nhiều vấn đề bất cập xảy ra .Một trong những vấn đề luôn song hành với nền kinh tế đặc biệt là với thị trường tài chính tiền tệ là lạm phát .Lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô đã trở thành mối quan tâm lớn nhất của các nhà chính trị và của cả công chúng .Lạm phát được coi như là một căn bệnh thế kỉ của nền kinh tế thị trường ,nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể đạt được kết quả khả quan nhất .Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là giới lao động,chống lạm phát không chỉ là việc của doanh nghiệp ,của một cá nhân mà còn là nhiệm vụ của chính phủ .
    Việt Nam,hiện nay về việc kiềm chế lạm phát, giữ vững sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một mục tiêu quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ,nâng cao đời sống nhân dân.
    Thật vậy ,vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và cũng đưa ra phương pháp khắc phục nhằm kiểm soát được lạm phát.
    Từ lâu ,tiền giấy xuất hiện và sau một thời gian sẽ diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát .Nét đặc trưng cơ bản nền kinh tế thị trường khi có lạm phát là giá cả của hầu hết các hàng hoá đêù tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh .Có thể thấy lạm phát là một cái gai nhức nhối trong nền kinh tế thị trường hiện nay.





    I/Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
    Trong suốt hơn 30 năm qua , nền kinh tế của chúng ta đã có những biến chuyển quan trọng , đi đôi với nó lạm phát cũng có những sự thay đổi dựa trên thực trạng nền kinh tế .
    Căn cứ vào những đặc điểm cốt yếu ta có thể chia tình hình lạm phát thành các giai đoạn như sau :
    1/Giai đoạn khó khăn và đòi hỏi đổi mới ( Trước 1989)
    a)Thời kì trước đổi mới:
    Trước năm 1975, đất nước ta đang dốc toàn lực cho cuộc kháng chiến cứu nước. Tất cả cho tiền tuyến. Mọi nguồn lực đều dành hết cho một mục tiêu duy nhất là thống nhất đất nước và giành độc lập dân tộc. Vì thế nên mục tiêu phát triển kinh tế chỉ bó hẹp trong nội dung dồn sức cho tiền tuyến. Không thể đòi hỏi gì hơn ở một nền kinh tế trong chiến tranh . Mặt khác, hai đầu đất nước là hai nền kinh tế khác nhau. Một bên là nền kinh tế thị trường tự do, một bên là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Do những đặc điểm đặc thù của nền kinh tế nên giai đoạn này lạm phát hầu như chưa xuất hiện rõ nét .
    b)Thời kỳ bắt đầu đổi mới
    Từ năm 1979 đến 1985 nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã bộc lộ nhiều yếu điểm và hạn chế đòi hỏi phải có sự đổi mới
    Tỷ lệ lạm phát năm 1984 ở mức 164,9%, năm 1985 là 191,6%, trong khi đó tăng trưởng lại giảm sút trông thấy, giảm từ 6% năm 1984 xuống khoảng 3% năm 1985, tăng trưởng và lạm phát thời kỳ này có thể nói là không có quan hệ gắn bó lạm phát phi mã đã xuất hiện và ngày càng trầm trọng
    c)Lạm phát phi mã cuối thập kỷ 80
    Năm 1986 tỷ lệ lạm phát lên đến 487,2%, năm 1987 là 301,3%, năm 1988 là 308,2%, năm 1989 tỷ lệ lạm phát ở mức 74,3%. Trong khi tăng trưởng kinh tế ở những năm này chỉ khoảng 1% đến 2%. Giai đoạn trước 1989 tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát luôn ngược chiều nhau. Vào thời điểm này, lạm phát và tăng trưởng gần như không có mối quan hệ nào và nếu như có quan hệ thì số liệu cho thấy thì lạm phát càng cao thì tăng trưởng càng thấp.
    2. Thời kỳ tăng trưởng kinh tế đi đôi với lạm phát (sau năm 1989)
    Năm 1991 tỷ lệ lạm phát còn là 67,5%, năm 1992 tỷ lệ này giảm xuống còn 17,6%, đặc biệt năm 1993 tỷ lệ lạm phát chỉ còn 5,2%. Trong giai đoạn này nhờ kiểm soát được lạm phát nên tỷ lệ tăng trưởng tăng lên.

    Đến năm 1996, tình hình lạm phát và tăng trưởng đã bắt đầu có thay đổi, tỷ lệ lạm phát giảm còn 4,5%, tăng trưởng đạt 9,34%, giá cả thị trường trong năm 1996 khá ổn định. Tuy biên động giá trong các tháng còn lớn, nhưng kết quả kiềm chế lạm phát đã vững chắc tạo sự ổn định cho nền kinh tế.
    3. Thời kỳ thiểu phát (1997-2005)
    Bước vào năm 1997 tình hình lạm phát chuyển sang thiểu phát. Tỉ lệ lạm phát tháng 1/1997 là 0,8%, hai tháng lạm phát 2,6% nhưng đến hết tháng 3 chỉ số giá chỉ ở mức 2,1%, tiếp đó tỷ lệ lạm phát tiếp tục giảm, 10 tháng đầu năm tỷ lệ lạm phát ở mức 2,3%, đến tháng 11 và 12 tỷ lệ lạm phát mới nhích lên chút ít

    a)Thời kỳ khởi đầu thiểu phát 1997
    Năm 1997 giá cả thị trường trong nước ở mức khá ổn định, chỉ số lạm phát ở mức 103,6% tăng 3,6% so với cuối năm 1996. Đây là mức lạm phát thấp nhất ở nước ta cho đến trước năm 1997.
    b)Thời kỳ chịu tác động khủng hoảng kinh tế khu vực
    Sang năm 1998 tình hình kinh tế xã hội trong khu vực có những biến động dẫn đến lạm phát cũng có nhiều biến đổi, tỷ lệ lạm phát thấp kéo theo tình hình tăng trưởng kinh tế có chiều hướng không thuận lợi
    c)Thời kỳ thiểu phát bắt đầu
    Tình hình lạm phát trong các năm từ 1999 đến 2003 diễn ra ở mức thấp và dấu hiệu thiểu phát kéo dài đến hết năm 2000 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng lên, chấm dứt thời kỳ tốc độ tăng trưởng đi xuống. Số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong các tháng ở các năm từ 1999 đến 2003 là rất thấp kéo theo tỷ lệ lạm phát thấp làm tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng ở mức thấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...