Tài liệu Một số giải pháp nhằm kích thích nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng ở Hà Nội

Thảo luận trong 'Giao Thông Vận Tải' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số giải pháp nhằm kích thích nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng ở Hà Nội

    Lời nói đầu

    Giao thông đô thị là vấn đề nan giải đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Từ những nước phát triển như Anh, Pháp, Mý, Nhật cho đến những nước đang phát triển như Thái Lan, Việt Nam đều phải đối mặt với những vấn đề hóc búa của giao thông đô thị. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực nội thành Hà Nội, vấn đề này càng trở nên trầm trọng. Trong những năm gần đây, tại Hà Nội, việc tắc đường đã trở thành việc rất quen đối với người dân ở các tuyến đường xuyên tâm trọng yếu của Hà Nội. Việc vi phạm luật lệ giao thông diễn ra phổ biến trên địa bàn thành phố. Số vụ tai nạn giao thông tăng qua các năm cùng với sự tăng lên của số người chết và bị thương do tai nạn giao thông. Nguyên nhân của những vấn đề này một mặt là do sự tập trung dân số tại Hà Nội quá cao, mặt khác phần lớn người dân Hà Nội sử dụng các loại phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông đã làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị ở Hà Nội bị quá tải, xuống cấp nhanh chóng và là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vấn đề nhức nhối của giao thông đô thị tại Hà Nội.
    Do đó, tôi đã chọn đề tài :
    “Một số giải pháp nhằm kích thích nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng ở Hà Nội’
    Để nhằm đưa ra những biện pháp giúp nâng cao nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng và giảm bớt nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông cá nhân của người dân, qua đó sẽ khắc phục một phần những vấn đề nan giải của giao thông đô thị Hà Nội.

    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhu cầu
    giao thông vận tải

    1.1.Một số khái niệm chung
    1.1.1.Nhu cầu
    Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
    Theo Abraham Maslow con người thường xuyên phát ra với xã hội 5 nhu cầu cơ bản[1] là :
    v Nhu cầu sinh lý là những đòi hỏi về vật chất nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người . Đó là nhu cầu về ăn , mặc , ở và đi lại. Đây là nhu cầu cơ bản , hàng đầu đảm bảo sinh tồn cho mỗi cá nhân , vì vậy nó trở thành động lực mạnh mẽ cho hoạt động xã hội.
    v Nhu cầu an toàn (nhu cầu an sinh) là nhu cầu về sự bình an ổn định trong cuộc sống.
    v Nhu cầu xã hội (nhu cầu giao tiếp) là nhu cầu giao tiếp xã hội để mỗi cá nhân thể hiện vị trí , vị thế , vai trò xã hội của mình.
    v Nhu cầu tôn trọng là những đòi hỏi mình nhận biết về người khác và người khác nhận biết về mình.
    v Nhu cầu tự khẳng định mình là những đòi hỏi của cá nhân đối với những vấn đề có liên quan đến khả năng trong việc bộc lộ vai trò của mình trong xã hội. Thể hiện nhu cầu này là năng lực và thành tích .
    Học thuyết tháp nhu cầu của A.Maslow đã được Clayton Alderfer[2] phát triển rộng hơn, đó là trong quá trình sinh tồn con người luôn tạo ra những nhu cầu mới cần được thỏa mãn. Do đó, nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận.
    Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu). Người quản lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các cá nhân.
    1.1.2.Nhu cầu đi lại
    Nhu cầu đi lại là một trong những nhu cầu sinh lý của con người, một trong những nhu cầu cơ bản và là kết quả khi con người mong muốn thỏa mãn các nhu cầu khác thuộc lĩnh vực đời sống và sản xuất, nhu cầu này nhất thiết cần phải được thỏa mãn. Do đó, tham gia giao thông là bản năng của con người và ta không thể ngăn cản nhu cầu này. Tuy nhiên, nhà quản lý có thể tác động vào các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của con người để đạt được những mục đích mong muốn.
    1.1.3.Giao thông, đô thị, giao thông đô thị
    1.1.3.1.Khái niệm giao thông
    Giao thông là sự di chuyển có mục đích của con người hoặc hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Giao thông là chìa khóa của chuyên môn hóa bới nó cho phép ta sản xuất hàng hóa tại một nơi và tiêu dùng hàng hóa đó tại nơi khác. Tăng trưởng kinh tế luôn dựa trên khả năng và sự phát triển của hệ thống giao thông. Tuy nhiên giao thông cũng là yếu tố có khả năng để lại hậu quả nặng nề nhất cho đất đai, là nguồn tiêu tốn tài nguyên lớn nhất, và điều đó làm cho giao thông luôn là vấn đề nan giải đối với mọi thành phố, mọi quốc gia, khu vực.
    1.1.3.2.Khái niệm đô th
    Đô thị là không gian cư trú của con người, là điểm tập trung dân cư với mật độ cao sống theo kiểu đô thị, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện.
    1.1.3.3.Giao thông đô thị
    Giao thông đô thị hay hệ thống giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các phương tiện giao thông khác nhau, các tuyến giao thông, con đường giao thông nhằm đảm bảo liên hệ các khu vực khác nhau trong đô thị. Hệ thống giao thông vận tải thị là huyết mạch của nền kinh tế và hệ thống giao thông vận tải đô thị quyết định tới hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai đô thị.
    1.1.4.Nhu cầu giao thông vận tải đô thị
    Nhu cầu giao thông vận tải đô thị là nhu cầu của con người và hàng hóa ở trong hoặc ngoài đô thị cần được di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thông qua hệ thống giao thông đô thị. Đô thị càng phát triển thì nhu cầu giao thông vận tải đô thị càng lớn.
    Nhu cầu giao thông vận tải đô thị chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Để xem xét một cách tổng quát, người ta chia thành các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
    v Các yếu tố chủ quan bao gồm:
    Ø Mức độ phát triển kinh tế xã hội.
    Ø Số lượng dân cư và mật độ dân cư.
    Ø Mức độ phồn thịnh về mặt vật chất của dân cư.
     
Đang tải...