Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy móc tại xí nghiệp Sông Đà 126.

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    74 trang
    mục lục
    Trang
    Lời mở đầu
    Chơơng I.
    Cơ sở lý luận chung về quy trình nhập khẩu 1
    I. Vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế 1
    1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 1
    2. Các hình thức kinh doanh nhập khẩu 3
    21. Nhập khẩu uỷ thác 3
    22. Nhập khẩu tự doanh 4
    II. Quy trình nhập khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK 5
    1. Nghiên cứu thị trơờng 6
    11. Nghiên cứu thị trơờng trong nơớc 7
    12. Nghiên cứu thị trơờng quốc tế 9
    13. Lựa chọn đối tác kinh doanh 10
    2. Lập phơơng án kinh doanh 10
    3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 12
    31. Giao dịch, đàm phán 12
    32. Ký kết hợp đồng nhập khẩu 14
    4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 16
    41. Xin giấy phép nhập khẩu 16
    42. Mở LC/ 17
    43. Thuê phơơng tiện vận tải 17
    44. mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu 18
    45. Làm thủ tục hải quan 19
    46. Nhận hàng 19
    47. Kiểm tra và vận chuyển hàng về kho 20
    48. Thanh toán tiền hàng nhập khẩu 21
    49. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có) 21
    III. Các nhân tố ảnh hơởng tới quy trình nhập khẩu 22
    1. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 22
    11. Nguồn vốn của doanh nghiệp 22
    12. Trình độ quản lý hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp 23
    13. Hoạt động nghiên cứu thị trơờng của doanh nghiệp 23
    14. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 23
    2 Một số yếu tố khác 23
    21. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng nhạp khẩu 23
    22. Yếu tố chính trị, pháp luật 24
    23. Yếu tố cơ sở hạ tầng 24
    24. Yếu tố cạnh tranh 25
    Chơơng II.
    Thực trạng quy trình nhập khẩu máy móc tại xí nghiệp Sông Đà 126. 26
    I. Tổng quan về xí nghiệp Sông Đà 126. 26
    1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp 26
    2. Tổ chức bộ máy của xí nghiệp 27
    3. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp 28
    4. Mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh của xí nghiệp 29
    5. Nguồn lực của xí nghiệp 31
    II. Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian qua 32 1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung 32
    2. Kết quả hoạt động kinh doanh XNK 33
    3. Thị trơờng nhập khẩu 35
    III. Thực trạng quy trình nhập khẩu tại xí nghiệp 37
    Bơớc 1. Chuẩn bị giao dịch 38
    1. Nghiên cứu thị trơờng 38
    11. Nghiên cứu thị trơờng trong nơớc 39
    12. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 40
    13. Nghiên cứu thị trơờng ngoài nơớc 40
    2. Lập phơơng án kinh doanh . 41
    Bơớc 2. Tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu. 42
    1. Đàm phán 42
    2. Ký kết hợp đồng nhập khẩu 44
    Bơớc 3. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 45
    1. Xin giấy phép nhập khẩu 45
    2. Mở LC/ 46
    3. Mua bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu 47
    4. Làm thủ tục hải quan 48
    5. Làm thủ tục thanh toán 49
    6. Tiếp nhận hàng hoá 50
    7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có) 51
    IV. Nhận xét chung về quy trình nhập khẩu của xí nghiệp Sông Đà 126. 52
    1. Ưu điểm 53
    2. Tồn tại trong quy trình nhập khẩu 54
    Chơơng III.
    Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy móc tại xí nghiệp Sông Đà 126. 57
    I. Mục tiêu và phơơng hơớng kinh doanh của xí nghiệp Sông Đà 126. trong thời gian tới 57
    1. Mục tiêu hoạt động của xí nghiệp 57
    2. Phơơng hơớng hoạt động của xí nghiệp 58
    21. Mở rộng thị trơờng 58
    22. Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh 59
    23. Kế hoạch các chỉ tiêu tổng hợp 59
    II. Các giải pháp về phía xí nghiệp 60
    1. Những giải pháp hoàn thiện khâu chuẩn bị tiến hành giao dịch 60
    11. Thu thập thông tin về đối tác và thị trơờng 60
    12. Xác định thị trơờng trọng điểm 61
    13. Lựa chọn đúng đối tác 61
    2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện khâu đàm phán, ký kết hợp đồng 62
    21. Chuẩn bị đàm phán 62
    22. Trong quá trình đàm phán 63
    23. Ký kết hợp đồng 63
    3. Những giải pháp hoàn thiện qua trình tổ chức thực hiện hợp đồng 64
    31. Về việc mua bảo hiểm 64
    32. Về thủ tục thanh toán tiền hàng nhập khẩu 65
    33. Về thủ tục hải quan 65
    34. Đối với công tác giao nhận và vận chuyển hàng hoá nhạp khẩu 66
    4. Các giải pháp khác 66
    41. Nâng cao công tác tổ chức quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ 66
    42. Các biện pháp về vốn 67
    43. Giải pháp về chiến lơợc kinh doanh 68
    III. Một số kiến nghị đối với nhà nơớc 68
    1. Tăng cơờng kết hợp giữa các cơ quan nhà nơớc 68
    2. Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động nhập khẩu 69
    3. Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp 69
    Kết luận

    CHƯƠNG I.
    Cơ sở lý luận chung về quy trình nhập khẩu .
    I. Vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế.
    1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.
    Nhập khẩu là một trong hai hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, là một mặt không thể tách rời khỏi nghiệp vụ thương mại quốc tế. Có thể hiểu nhập khẩu là sự mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ trong nước hoặc tái sản xuất để thu lợi nhuận, nhập khẩu thể hiện sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới.
    Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và nó thể hiện ở các lĩnh vực sau:
    + Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước, làm tăng mức sống của nhân dân.
    + Nhập khẩu làm đa dạng hoá mặt hàng về chủng loại, quy cách cho phép thoả mãn hơn nhu cầu trong nước .
    + Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ do đó nó tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều và phát triển trong xã hội.
    + Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh của hàng hoá nội với hàng ngoại tức là tạo ra động lực buộc các nhà sản xuất trong nước không ngừng vươn lên.
    + Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền trên thế giới, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, tự cấp tự túc.
    + Nhập khẩu bổ xung kịp thời những mất cân đối kinh tế, đảm bảo một sự phát triển ổn định, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của nền kinh tế .
    + Nhập khẩu có vai trò thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi cho môi trường xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là những nước có quan hệ xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam.
    + Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá.
    Tuy nhiên để phát huy được hết những vai trò của nhập khẩu còn phụ thuộc vào đường lối của chính phủ lãnh đạo mỗi nước. ở nước ta, trong cơ chế quan liêu bao cấp trước kia quan hệ quốc tế chỉ thu hẹp trong hệ thống xã hội chủ nghĩa dựa trên các khoản viện trợ và mua bán theo nghị định thư. Sự quản lý quá cứng nhắc của nhà nước đã ít nhiều làm mất đi tính linh hoạt của nhập khẩu. Với các chủ thể tiến hành nhập khẩu là những doanh nghiệp Nhà nước độc quyền, thụ động, cơ cấu tổ chức cồng kềnh nên công tác nhập khẩu rất trì trệ, máy móc và kém hiệu quả. Tất nhiên cái cũ không phù hợp với xu thế thời đại sẽ bị diệt vong và thay thế vào đó là cái mới tiến bộ hơn, đó là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Tuy mới chỉ một thời gian ngắn từ khi chuyển sang cơ chế mới, các chính sách mở rộng nhập khẩu đã phát huy được vai trò to lớn của nó, tạo ra thị trường sôi động, tràn ngập hàng hoá trong nước và tạo ra được sự cạnh tranh mạnh mẽ, sự vươn lên ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế giúp nền kinh tế Việt Nam tiến vào thị trường thế giới một cách vững chắc. Thực tế này đã dẫn chứng một cách rõ ràng sự ưu việt của nền kinh tế thị trường cũng như khẳng định vai trò của nhập khẩu trong cơ chế mới.
    Để tiếp tục phát huy vai trò của nhập khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung là :
    + Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động xuất nhập khẩu dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.
    + Đảm bảo nguyên tắc trong quan hệ thương mại quốc tế.
    + Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong lĩnh vực nhập khẩu, phải biết kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
    + Phải chú ý tạo uy tín với các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi .
    Các quan điểm này được cụ thể hoá bằng những nguyên tắc sau:
    + Sử dụng triệt để tiết kiệm ngoại tệ, hiệu quả kinh tế cao.
    + Giành ưu tiên cho nhập khẩu tư liệu sản xuất đồng thời chú ý thích đáng nhập khẩu tiêu dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân.
    + Nhập khẩu phải thúc đẩy và bảo vệ sản xuất trong nước.
    + Phải kết hợp xuất khẩu và nhập khẩu tạo ra sự cân đối kim ngạch bù trừ cho nhau và tổng cộng có lãi.
    + Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định lâu dài vững chắc. Nhà nước muốn đẩy mạnh nhập khẩu về mọi mặt, từng bước tiến kịp trình độ quốc tế, kiểm soát được quy trình nhập khẩu là điều hết sức phức tạp và khó khăn, bởi sự biến động của nó không chỉ chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan mà cả yếu tố khách quan trong và ngoài nước.
    2. Các hình thức kinh doanh nhập khẩu .
    Hiện nay có hai hình thức kinh doanh nhập khẩu chủ yếu mà các đơn vị ngoại thương trong nước đang áp dụng, đó là nhập khẩu uỷ thác và nhập khẩu tự doanh. Việc lựa chọn hình thức nào là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh của đơn vị cũng như yêu cầu của khách hàng.
    21. Nhập khẩu uỷ thác:
    Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức uỷ thác là việc đơn vị ngoại thương (bên nhận uỷ thác) đóng vai trò trung gian để thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam theo yêu cầu của bên uỷ thác với danh nghĩa của mình nhưng bằng chí phí của bên uỷ thác.
    Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức này đơn vị ngoại thương không phải bỏ vốn của mình ra để nhập khẩu mà chỉ phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành nhập khẩu cũng như chi phí liên lạc, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí cho các cuộc đàm phán. Toàn bộ vốn cho hàng hoá nhập khẩu do bên uỷ thác cấp. Bên uỷ thác là những đơn vị có nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu , có vốn nhập khẩu nhưng lại không có chức năng nhập khẩu hoặc không có đủ trình độ nghiệp vụ để nhập khẩu hàng hoá. Ngoài ra, các yêu cầu của hàng hoá nhập khẩu cũng được thể hiện trong một số tài liệu mà đơn vị uỷ thác gửi cho đơn vị ngoại thương và trong hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai bên. Đây là căn cứ để đơn vị ngoại thương tiến hành đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu với bên nước ngoài. Sau khi hoàn tất việc nhập khẩu hàng hoá cho bên uỷ thác, đơn vị ngoại thương sẽ được bên uỷ thác cho hưởng một khoản gọi là chi phí uỷ thác, thường chiếm từ 05. - 1,5% giá trị hợp đồng. Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức này tuy lợi nhuận thấp (chỉ là phí uỷ thác) nhưng nhiệm vụ của đơn vị ngoại thương chỉ là nhập khẩu hàng hoá theo đúng yêu cầu của bên uỷ thác, đơn vị hoàn toàn không phải bỏ vốn ra để nhập khẩu, cũng không phải lo đầu ra cho hàng hoá nên độ an toàn cao.
    22. Nhập khẩu tự doanh
    Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức này là việc đơn vị ngoại thương trực tiếp nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam với danh nghĩa và chi phí của mình, rồi sau đó tiến hành kinh doanh, bán hàng hoá nhập khẩu cho khách hàng trong nước có nhu cầu.
    Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức này, đơn vị ngoại thương sẽ phải tự bỏ vốn của mình để nhập khẩu hàng hoá, rồi sau đó lo đầu ra để tiêu thụ số hàng hoá nhập khẩu thu lợi nhuận. Theo hình thức này đơn vị ngoại thương phải tiến hành nghiên cứu thị trường trong nước để nắm được nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của khách hàng trong nước như thế nào, sau đó sẽ xem xét nguồn hàng, thị trường cung cấp và phải tính toán ra sao cho hàng hoá mà mình nhập khẩu về phải tiêu thụ được và phải có lãi.
    Đây là hình thức kinh doanh đem lại hiệu quả cao vì lợi nhuận thu được do bán hàng hoá nhập khẩu lớn hơn chi phí uỷ thác nhập khẩu hàng hoá. Đồng thời đơn vị còn chủ động được về nguồn hàng và bạn hàng trong kinh doanh .
    Tuy nhiên đây là hình thức kinh doanh mạo hiểm, rủi ro vì nhập khẩu tự doanh đòi hỏi đơn vị ngoại thương phải tự đầu tư vốn trong một thời gian khá dài. Hơn nữa, sau khi nhập khẩu hàng hoá về có thể lại không bán được hoặc chỉ bán được với giá thấp.
    II. Quy trình nhập khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu:
    Hoạt động kinh doanh nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ điều tra nghiên cứu thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường cung ứng nước ngoài đến việc thực hiện hợp đồng, bán hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước. Các khâu các nghiệp vụ cần phải đặt trong mối quan hệ hữu quan nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho nhu cầu trong nước. Vì thế người tham gia kinh doanh nhập khẩu hàng hoá phải nắm chắc các nội dung hoạt động nhập khẩu hàng hoá .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...