Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội


    LỜI MỞ ĐẦU


    Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại có tác động sâu sắc đối với đời sống kinh tế- xã hội. Trong các nước phát triển hầu như không có công dân nào không có quan hệ với ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động và dịch vụ của ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng ngỏ ngách của nền kinh tế và đời sống của con người. Mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay tiền hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

    Từ lâu ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính quen thuộc, song cho đến nay ở Việt Nam Ngân hàng thương mại vẫn còn là phạm trù còn được ít người biết đến, là một khái niệm chứa đầy bí ẩn chưa được khám phá. So với lịch sử phát triển hàng trăm năm của các Ngân hàng thương mại trên thế giới thì quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại Việt Nam là ngắn ngủi nhưng không phải vì thế mà nó mất đi vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

    Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành ngân hàng ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước. Thực tế những năm qua, trong sự đổi mới của bộ mặt đất nước hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng được coi không chỉ là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới. Để đạt được điều đó là do có sự đóng góp một phần không nhỏ của kế toán ngân hàng và kế toán ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết, tổ chức tốt công tác kế toán ngân hàng là đòn bẩy không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo ra một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, có hiệu quả nhờ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Có thể nói vai trò của kế toán ngân hàng là không thể thiếu được trong việc phục vụ cho việc chỉ đạo các mặt nghiệp vụ ngân hàng và chỉ đạo hoạt động của nền kinh tế. Trong đó kế toán cho vay là một mảng vô cùng quan trọng bởi vì chúng ta đều biết nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, nó là cơ sở, là nền tảng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng, đồng thời vừa là công cụ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

    Nhận thức được vị trí và vai trò vô cùng quan trọng của công tác kế toán cho vay, trong những năm gần đây các ngân hàng đã chú trọng đến việc cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và thuận tiện cho việc quản lý của ngân hàng. Tuy nhiên, kế toán cho vay là một khâu rất phức tạp cho nên vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại chưa được hoàn thiện. Sau thời gian học tập và nghiên cứu thực tế tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội, em đã mạnh dạn lựa chọn và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội".

    Do tính chất phức tạp của nghiệp vụ, thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu thu thập chưa thực sự đầy đủ, sự hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, cán bộ ngân hàng và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Học viện Ngân hàng và các cán bộ Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội đã cung cấp những tài liệu cần thiết và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU. 1

    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY

    I. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 3

    1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 3

    2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 4

    II. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TRONG VIỆC CẤP TÍN DỤNG CHO NỀN KINH TẾ. 9

    1. Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán ngân hàng. 9

    1.1. Khái niệm. 9

    1.2. Vai trò. 9

    1.3. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng. 11

    2. Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay. 12

    2.1. Khái niệm. 12

    2.2. Vai trò của kế toán cho vay. 12

    2.3. Nhiệm vụ của kế toán cho vay. 14

    III. CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY VÀ QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY CHỦ YẾU. 15

    1. Các phương thức cho vay. 15

    1.1. Phương thức cho vay từng lần: 16

    1.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 17

    2. Chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay. 19

    2.1. Chứng từ trong kế toán cho vay. 19

    2.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay. 21

    3. Quy trình hạch toán các phương thức cho vay chủ yếu. 22

    3.1. Hạch toán phương thức cho vay từng lần 22

    3.2. Hạch toán phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 23

    3.3. Hạch toán các phương thức cho vay khác. 24

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 25

    I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 25

    1. Khái quát môi trường kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội. 25

    2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội. 27

    2.1. Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội. 27

    2.2. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội. 30

    2.2.1. Về hoạt động huy động vốn. 31

    2.2.2. Về hoạt động sử dụng vốn 34

    2.2.3. Về công tác kế toán và thanh toán. 37

    2.2.4. Về kết quả tài chính. 38

    2.2.5. Về các mặt hoạt động khác. 39

    II. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 41

    1.Tài khoản và chứng từ sử dụng 41

    1.1.Tài khoản sử dụng. 41

    1.2. Chứng từ sử dụng. 41

    2. Về điều kiện cho vay. 42

    3. Về thời hạn cho vay 43

    4. Về lãi suất cho vay: 43

    5. Về thủ tục và hồ sơ cho vay. 45

    6. Về quy trình hạch toán: 46

    6.1. Kế toán giai đoạn cho vay. 46

    6.2. Kế toán giai đoạn thu nợ: 47

    6.3. Kế toán giai đoạn gia hạn nợ: 47

    6.4. Kế toán chuyển nợ quá hạn. 47

    6.5. Kế toán thu lãi cho vay: 49

    6.6. Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. 49

    7. Về lưu giữ và quản lý hồ sơ vay: 50

    III. ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 50

    1. Kết quả đạt được. 50

    2. Những hạn chế và tồn tại. 52

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 54

    I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 54

    II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI 56

    1. Giải pháp chung. 56

    2. Giải pháp nhằm củng cố công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội. 58

    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 60

    1. Những kiến nghị chung. 60

    2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng Công thương Đống Đa – Hà Nội. 62

    KẾT LUẬN. 65

    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 67

    NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ CHI NHÁNH NHNo & PTNT QUẬN ĐỐNG ĐA


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...