Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng tại công ty T

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cùng với sự tác động của quá
    trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại quốc tế, việc phát triển các hoạt động giao nhận
    vận tải quốc tế ở nước ta có một ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần tích lũy ngoại tệ,
    tạo điều kiện làm cho sức cạnh tranh của nước ta trên thị trường quốc tế tăng lên đáng kể,
    đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới, góp phần
    làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và cân đối. Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề liên
    quan đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đang là một yêu cầu cấp thiết đối với những
    ai đã, đang và sẽ tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
    Do nhu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao nên hàng hóa phải đa
    dạng và phong phú để đáp ứng nhu cầu đó thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đòi
    hỏi phải có nguồn cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng và số lượng lớn, nhưng do
    nước ta không đủ đáp ứng về số lượng hay chất lượng chưa đạt yêu cầu nên hầu hết hàng
    hóa phải nhập khẩu từ nước ngoài.
    Vì vậy, chúng ta cần nắm vững về nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu để tránh những
    rủi ro xảy ra. Từ đó, tìm ra những giải pháp để khắc phục những rủi ro xảy ra khi nhận
    nhập khẩu hàng hóa. Đây chính là lý do em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn
    thiện nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng tại công ty TNHH
    Thương Mại Khánh Long”.
    2. Mục tiêu chọn đề tài.
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng về nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu hàng hóa của
    Công ty TNHH Thương Mại Khánh Long để đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
    nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng tại Công ty.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng của công ty TNHH
    Thương Mại Khánh Long.Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S HÀ MINH TIẾP
    SVTH: LÝ HỚN Trang 2
    4. Phạm vi nghiên cứu.
    Nghiên cứu về nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng tại công ty
    TNHH Thương Mại Khánh Long trong 3 năm (2009 – 2011).
    5. Phương pháp thực hiện.
    - Phương pháp thực hành và quan sát: tham gia hoạt động nhận hàng nhập khẩu tại
    công ty cụ thể là chuẩn bị chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan và quan sát các bước
    trong quy trình nhận hàng nhập khẩu của công ty tại cảng.
    - Phương pháp phân tích và thống kê: thu thập các bảng số liệu về hoạt động kinh
    doanh của công ty qua các năm. Từ đó tính toán, vẽ biểu đồ và đưa ra nhận xét.
    6. Kết cấu đề tài.
    Ngoài mở đầu và kết luận thì khóa luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu.
    Chương 2: Thực trạng về nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng
    tại Công ty TNHH Thương Mại Khánh Long.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu chế
    phẩm diệt côn trùng tại Công ty TNHH Thương Mại Khánh Long.Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S HÀ MINH TIẾP
    SVTH: LÝ HỚN Trang 3
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ
    GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
    1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
    1.1.1 Khái niệm về giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu
    Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định
    nghĩa như là: "Bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
    xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến
    các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
    chứng từ liên quan đến hàng hóa". Theo Luật Thương mại Việt Nam thì: "Giao nhận
    hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận
    hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các
    dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của
    người vận tải hoặc của người giao nhận khác".
    Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế công
    nhận. Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì: “Người giao nhận là người lo
    toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của
    người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải”.
    Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua
    thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tục xuất khẩu, nhập
    khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy, xuất hiện người giao nhận với nhiệm vụ
    thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng
    hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí.
    Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì dịch vụ giao nhận và người giao
    nhận được định nghĩa như sau:
    Điều 163: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm
    dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu
    bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S HÀ MINH TIẾP
    SVTH: LÝ HỚN Trang 4
    nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao
    nhận khác (gọi chung là khách hàng).
    Điều 164: Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng
    nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
    1.1.2 Phân loại giao nhận hàng hóa nhập khẩu
    1.1.2.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động
    Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức chuyên chở
    quốc tế.
    Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống): là hoạt động giao nhận chỉ chuyên chở
    hàng hóa trong phạm vi một nước.
    1.1.2.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh
    Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi hoặc
    nhận hàng đến.
    Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận mà ngoài hoạt động giao nhận thuần
    túy còn bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
    1.1.2.3 Căn cứ vào phương tiện vận tải
    - Giao nhận hàng hóa bằng đường biển
    - Giao nhận hàng không
    - Giao nhận đường thủy
    - Giao nhận đường sắt
    - Giao nhận ô tô
    - Giao nhận bưu điện
    - Giao nhận đường ống
    - Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT), vận tải đa phương
    thức (Montimodal Transportation – MT).
    1.1.3 Vai trò giao nhận hàng hóa nhập khẩu
    Công tác giao nhận hàng hóa nhập khẩu là một khâu rất cần thiết trong việc thực
    hiện hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, nó giúp cho hai bên có
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...