Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập vào WTO, điều đó cũng có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một vận hội rất lớn song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta lúc này là phải nắm bắt cơ hội, tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới.
    Trước tình hình đó, để tồn tại và Phát triển đòi hỏi Ngân hàng không ngừng đổi mới theo chiều hướng hoàn thiện các nghiệp vụ sẵn có, tiếp cận và ứng dụng các dịch vụ mới. Bảo lãnh Ngân hàng là một trong những nghiệp vụ đã được ứng dụng và Phát triển trong những năm gần đây, nó đã góp phần đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, thoả mãn các nhu cầu của khách hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng Quan hệ kinh tế - Thương mại thúc đẩy quá trình sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập, môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định, môi trường pháp lý đang dần hoàn thiện thì hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc phân tích một cách chính xác, khoa học nghiệp vụ này từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện một dịch vụ mới mẻ trở thành một dịch vụ quan trọng đáp ứng đủ nhu cầu của Ngân hàng cũng như của nền kinh tế.
    Xuất phát từ nhận thức trên, qua một thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn số 2 Láng Hạ, cùng với việc nghiên cứu giữa lý luận và thực tế, đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Láng Hạ” đã được chọn để hình thành chuyên đề tốt nghiệp.
    Mục đích của đề tài nghiên cứu này là thông qua hệ thống lý luận cơ bản về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, tìm hiểu và phân tích hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Láng Hạ, nêu bật được thành công cũng như các tồn tại và các nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Láng Hạ.
    Ngoài lời nói đầu và kết luận thì chuyên đề được chia thành ba chương như sau:
    Chương I: Tổng quan về hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Láng Hạ.
    Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Láng Hạ.






    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA Ngân hàng Thương mại


    1.1 Khái niệm bảo lãnh Ngân hàng

    kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phức tạp, không chỉ đơn thuần là các sản phẩm hàng hoá thông thường mà bao hàm cả các sản phẩm dịch vụ. Mối Quan hệ kinh tế - Xã hội không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà có thể vượt ra ngoài lãnh thổ trong nước khi các nước chủ trương thực hiện đường lối kinh tế mở cửa và hội nhập với khu vực và thế giới.
    Trước tình hình đó, một doanh nghiệp khi tham gia Hợp đồng kinh tế rất có thể gặp phải những rủi ro do không hiểu đúng về phẩm chất đạo đức cũng như tình hình Tài chính của đối tác, không nắm bắt được các thông tin cần thiết có liên quan đến những biến động về kinh tế - Chính trị - văn hoá - Xã hội đều có những tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh.
    Để tránh được những rủi ro nêu trên, doanh nghiệp cần phải tốn nhiều thời gian cũng như chi phí để tìm hiểu về bạn hàng, môi trường Kinh doanh của bạn hàng - đây lại không thuộc “sở trường” của doanh nghiệp vì vậy việc nghiên cứu nhiều khi vượt ra ngoài khả năng của doanh nghiệp hoặc kết quả thu được sai lệch, không chính xác. Điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: hoặc là gặp rủi ro trong Kinh doanh hoặc doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Trong những trường hợp này, vấn đề đặt ra là cần có một sự đảm bảo cho các giao dịch diễn ra theo đúng Hợp đồng đã kí kết, củng cố niềm tin cho các bên tham gia. Như vậy xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế mà trong một Hợp đồng đã kí kết, ngoài hai chủ thể không thể thiếu sẽ có sự xuất hiện của bên thứ ba là các tổ chức tín dụng, Tài chính ngân hàng, đó chính là hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
    Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: “Bảo lãnh Ngân hàng là một trong các nghiệp vụ của Ngân hàng, là cam kết của Ngân hàng bảo lãnh đối với bên có quyền( bên thụ hưởng bảo lãnh) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ Tài chính thay cho bên có nghĩa vụ( bên đươc bảo lãnh) nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận với bên thụ hưởng bảo lãnh. Các cam kết của Ngân hàng quy định cụ thể tại Văn bản bảo lãnh- thư bảo lãnh- do Ngân hàng bảo lãnh phát hành”.
    1.1.1 Đặc trưng cơ bản của bảo lãnh Ngân hàng
    Một đặc trưng rất quan trọng của bảo lãnh Ngân hàng là tính độc lập. Nó thể hiện trong mối Quan hệ trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia bảo lãnh.
    Trong một nghiệp vụ bảo lãnh thông thường có ba Hợp đồng độc lập:
    - Hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh, gọi là Hợp đồng cơ sở. Đây có thể là Hợp đồng mua bán, Hợp đồng xây dựng, Hợp đồng cho vay và là cơ sở để hình thành nên hai Hợp đồng còn lại.
    - Hợp đồng giữa người yêu cầu bảo lãnh và Ngân hàng phát hành, cụ thể là đơn xin bảo lãnh đã được duyệt.
    - Thư bảo lãnh là Hợp đồng giữa Ngân hàng phát hành bảo lãnh và người thụ hưởng.
    Các Hợp đồng được hình thành trong mối Quan hệ được chi phối bởi mục đích và đối tượng nên hai bên trong từng Hợp đồng có quyền và nghĩa vụ riêng. Hợp đồng thứ nhất là gốc để hình thành Hợp đồng thứ hai và thứ ba. Nghĩa là xuất phát từ Hợp đồng cơ sở, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng thì Ngân hàng sẽ phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của người được bảo lãnh. Nhưng Ngân hàng, người cung cấp dịch vụ và cam kết thanh toán có hai mối Quan hệ với hai đối tượng khác nhau và phải hành động mang tính độc lập trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của từng hợp đồng.
    Như vậy bảo lãnh Ngân hàng mang tính chất độc lập và tách biệt trong Quan hệ Hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng. Mặc dù nội dung thư bảo lãnh được Xây dựng trên nền tảng của Hợp đồng cơ sở nhưng về mặt pháp lý, thư bảo lãnh tách rời khỏi cơ sở hình thành nó.
    Tính độc lập của bảo lãnh Ngân hàng thể hiện rõ nhất ở trách nhiệm thanh toán của Ngân hàng phát hành. Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với mối Quan hệ giữa Ngân hàng phát hành và người được bảo lãnh. Khi các điều kiện bảo lãnh của Ngân hàng được tuân thủ thì Ngân hàng không thể viện dẫn bất cứ lý do khách quan hay chủ quan nào để từ chối hay trì hoãn việc thanh toán. Trách nhiệm này đòi hỏi Ngân hàng phải thực sự cân nhắc và thận trọng trước khi ra quyết định cung cấp bảo lãnh cho một khách hàng nào đó.
    Nhưng vấn đề mà người được bảo lãnh gặp phải và những tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng cơ sở không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh phải chuyền tiền từ tài khoản của người được bảo lãnh trên cơ sở đòi tiền hợp lệ của người thụ hưởng hoặc quyền được đòi hoàn trả từ người được bảo lãnh nếu Ngân hàng trả tiền từ tài khoản của Ngân hàng. Nghĩa vụ của người được bảo lãnh cũng được xác định rất rõ: uỷ quyền đầy đủ cho Ngân hàng bảo lãnh trích tài khoản của mình thanh toán cho người thụ hưởng, hoặc hoàn trả cho Ngân hàng số tiền đã thanh toán trước theo bảo lãnh. Cho dù người được bảo lãnh phá sản hoặc mất khả năng chi trả thì Ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người thụ hưởng theo đúng điều khoản của bảo lãnh. Ngay cả khi có tranh chấp của hai bên, Ngân hàng vẫn không có quyền ngưng thanh toán. Người được bảo lãnh do đó sẽ hoàn tiền theo nguyên tắc” thanh toán trước, khiếu kiện sau”. Người được bảo lãnh có quyền khiếu nại nếu bị đối xử không công bằng và bị lạm dụng. Toà sẽ xem xét và quyết định, lúc này người yêu cầu được bảo lãnh mới có cơ hội được bù đắp tổn thất do sự lạm dụng của người thụ hưởng.
    Nghĩa vụ của Ngân hàng là phải thanh toán cho người thụ hưởng khi nhận được yêu cầu đòi tiền kèm các chứng từ theo đúng các điều khoản của bảo lãnh. Chính vì vậy, tính độc lập của bảo lãnh phụ thuộc vào các điều kiện của bảo lãnh. Ví dụ, nếu bảo lãnh quy định việc thanh toán là theo Văn bản yêu cầu của người thụ hưởng thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán mà không cần một điều kiện nào ngoài Văn bản yêu cầu. Ngân hàng phát hành bảo lãnh phải thanh toán và người được bảo lãnh phải bồi hoàn cho Ngân hàng. Khi đó tính độc lập gần như tuyệt đối.
    Ngược lại nếu bảo lãnh quy định xuất trình chứng từ của phía thứ ba như chứng thực của cơ quan độc lập, về sự vi phạm của đối tác, quyết định của trọng tài thậm chí phán quyết của tòa án hay Văn bản của người được bảo lãnh thì tính độc lập của giao dịch bảo lãnh cũng sẽ bị giảm sút. Tính độc lập đem lại nhiều ưu đãi thuận lợi cho người nhận bảo lãnh nên nó được sử dụng nhiều trong thực tế.
    1.1.2 Vai trò của hoạt động bảo lãnh
    Hiện nay bảo lãnh đã Phát triển rộng rãi trên hầu hết các lĩnh vực. Có thể khẳng định rằng những thương vụ có giá trị lớn về mặt Tài chính và phức tạp về mặt kỹ thuật, đặc biệt là có đối tác nước ngoài tham gia thì không thể không có một hình thức bảo lãnh nào đó đi kèm. Bảo lãnh không chỉ hỗ trợ cho các Hợp đồng Thương mại mà cả các giao dịch phi Thương mại, Tài chính cũng như phi Tài chính. Bảo lãnh không chỉ là một hoạt động tạo sự Phát triển của Ngân hàng mà còn có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng và với tất cả nền kinh tế nói chung. Sau đây là vai trò của bảo lãnh đối với ngân hàng, đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp.



    KẾT LUẬN

    Sau một thời gian nghiên cứu nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Láng Hạ, cho thấy rằng bảo lãnh Ngân hàng đã và đang khẳng định vị thế, vai trò, chức năng của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
    kinh tế càng Phát triển không thể thiếu sự đóng góp to lớn của bảo lãnh ngân hàng- nó như một công cụ đảm bảo, một thứ dầu bôi trơn giúp cỗ máy của nền kinh tế vận hành có hiệu quả.
    Với khuôn khổ đề tài, bài viết đã thu được một số kết quả sau:
    - Khái quát những kiến thức chung, cơ bản nhất về bảo lãnh ngân hàng.
    - Nêu thực trạng bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Láng Hạ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
    Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế, không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cũng như các cán bộ Ngân hàng để đề tài hoàn thiện và có tính thực tiễn hơn.
    Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Đặng Ngọc Đức và các cô, chú làm việc tại phòng tín dụng – Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Láng Hạ đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề này.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Bảo lãnh Ngân hàng và tín dụng thư dự phòng.
    Tác giả Lê Nguyên – Nhà XB Thống kê
    2. Báo cáo thường niên của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Láng Hạ năm 2004 đến năm 2006
    3. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
    Tác giả Lê Văn Tư – NXB Thống kê
    4. Tạp chí Ngân hàng 2004- 2007
    5. Thời báo Ngân hàng 2004- 2007
    6. Tạp chí thị trường tiền tệ 2004-2007
    7. Giáo trình Thanh toán Quốc tế Trường ĐH kinh tế Quốc Dân
    8. Giáo trình Ngân hàng Thương mại Trường ĐH kinh tế Quốc Dân
    9. Thông tin về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Láng Hạ
    10. Trang web của Ngân hàng Nông Nghiệp, Ngân hàng Nhà Nước và một số trang tin khác.



     
Đang tải...