Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty TNHH thương mại &amp sản xuất Thanh N

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 28/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu










    Đã từ lâu việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới đều chịu tác động to lớn của hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Hoạt động thương mại quốc tế tạo nên mối quan hệ gắn kết trong việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Trong hoạt động thương mại quốc tế một bộ phận giữ vai trò quan trọng cấu thành nên nó mà ta không thể không kể đến đó là hoạt động nhập khẩu.
    Hoạt động nhập khẩu có một ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Nó đóng vai trò là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhờ có hoạt động nhập khẩu mà người ta có thể đánh giá được vị thế, tiềm lực kinh tế của một quốc gia trên trường quốc tế.
    Ngày nay Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước, nhu cầu nhập khẩu các linh kiện máy móc thiết bị, phục vụ văn phòng và những ngành sản xuất kinh doanh thương mại là rất cần thiết. Hơn nữa trong những năm đầu thế kỷ 21 trở lại đây Việt Nam lại đứng trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế và đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế và cũng được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức hỗ trợ của liên hợp quốc. Do vậy, đây chính là cơ hội rất thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH TM & SX Thanh Nam nói riêng học hỏi và tiếp nhận những sản phẩm khoa học kỹ thuật tinh túy, từ những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và phát triển vào bậc nhất thế giới như Mỹ, Nhật, Tây Âu Đồng thời còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam củng cố và phát triển hoạt động nhập khẩu của mình ngày càng trở nên sâu, rộng và hoàn thiện hơn.
    Tuy nhiên để hoạt động nhập khẩu có thể đứng vững và phát triển ổn định được thì đó quả là một bài toán hóc búa đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết còn là những doanh nghiệp rất “non trẻ” ít kinh nghiệm khi phải đương đầu với những đối tác nước ngoài “cáo già” và dày dạn kinh nghiệm trên thương trường quốc tế.
    Mặt khác, từ khi đất nước ta chuyển hướng nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì đã buộc cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước ngày càng trở nên gay

    gắt hơn. Vì vậy càng làm cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Trước tình hình trên thì chỉ có một con đường có thể giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát triển ổn định trong hoạt động nhập khẩu là tự hoàn thiện mình tốt hơn và tạo được chữ tín với thị trường người tiêu dùng. Cũng sau một thời gian thực tập và được nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & SX Thanh Nam thì em đã quyết định chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty TNHH TM & SX Thanh Nam” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình.

    Nội dung


    Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhập khẩu và vai trò của quá trình nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết bị văn phòng phục vụ cho thị trường tiêu dùng trong nước.
    I. Khái niệm, các hình thức và vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân


    1. Khái niệm


    Khi nói đến hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia thì ta không thể không kể tới một bộ phận cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên nó là hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nếu như trong hoạt động thương mại quốc tế, hành vi mua bán trao đổi hàng hoá - tiền tệ diễn ra theo hai chiều thì trong hoạt động nhập khẩu sự vận động của hàng hoá - tiền tệ chỉ diễn ra theo một chiều: hàng vào – tiền ra. Tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu vẫn thể hiện là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, hành vi mua bán không phải chỉ là diễn ra đơn lẻ mà là cả một hệ thống các mối quan hệ mắt xích phức tạp và có tổ chức. Mối quan hệ ràng buộc giữa những hành vi của người mua và kẻ bán này đều được điều chỉnh bởi những quy tắc và điều lệ của pháp luật quốc tế và tập quán Quốc tế
    Như vậy ta có thể hiểu: Hoạt động nhập khẩu là sự mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất sang nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Hay có thể hiểu theo cách khác hoạt động nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ theo một chiều là hàng vào - tiền ra qua lãnh thổ biên giới của một quốc gia.
    Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế nội địa của một quốc gia với nền kinh tế của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động nhập khẩu còn thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế bằng cách thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước, nhất là với những hàng hoá mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt là trong tình hình thế giới hiện nay xu hướng liên kết kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế Quốc tế ngày một diễn ra mạnh hơn thì lại càng làm cho hoạt động nhập khẩu phát triển sâu, rộng, đa phương, đa chiều hơn.
    Hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến các quan hệ về chính trị và luật pháp giữa những nước nhập khẩu và những nước xuất khẩu. Vì vậy nhập khẩu là một cơ

    hội tốt để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau làm ăn với nhau và qua đó phát triển mối quan hệ kinh tế hữu nghị với các quốc gia. Do đối tượng của hoạt động nhập khẩu rất phong phú và đa dạng, lại thường xuyên chịu sự chi phối của chính sách, luật pháp của mỗi quốc gia. Những quy định này thường xuyên được điều chỉnh, sửa đổi sao cho phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của từng quốc gia điều này có tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp.
    2. Vai trò của thương mại quốc tế và hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...