Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 16/11/13
    Last edited by a moderator: 16/11/13
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đồng Nai

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do thực hiện đề tài:
    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra không chỉ ở trong
    nước mà còn phải cạnh tranh cả trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, đối với lĩnh
    vực ngân hàng – tài chính thì sự cạnh tranh đó càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
    Khi mà cơ chế hoạt động là như nhau, lợi ích, lãi suất mà các ngân hàng đem đến cho
    các khách hàng tương tự nhau thì việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng hoàn hảo
    là mục tiêu quan trọng đặc biệt của tất cả các ngân hàng thương mại, đặc biệt là khi
    phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có bề dày kinh nghiệm với nền tảng
    công nghệ hiện đại và dịch vụ hoàn hảo.
    Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay trên thị trường tài chính tiền tệ
    thì việc ứng dụng Markering vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã trở
    thành vấn đề cấp bách mang ý nghĩa sống còn của toàn hệ thống ngân hàng thương mại
    nước ta nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh
    Đồng Nai nói riêng.
    Để phát triển mạnh mẽ, hơn bao giờ hết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn Chi nhánh Đồng Nai cần phải hoàn thiện các hoạt động Marketing ngân
    hàng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp
    nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
    thôn Chi nhánh Đồng Nai” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp cao học với mong
    muốn đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đồng Nai.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận về Marketing ngân hàng.
    - Đi sâu phân tích và đánh giá thực hoạt động Marketing của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đồng Nai, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh
    hưởng đến hoạt động Marketing Ngân hàng.
    2
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của Ngân
    hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đồng Nai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh
    doanh, hoạt động Marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi
    nhánh Đồng Nai.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận về
    Marketing ngân hàng, các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
    của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đồng Nai và thực trạng
    hoạt động Marketing của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích những dữ liệu đã
    thu thập, đi từ cơ sở lý thuyết, phân tích thực tế và sử dụng kết quả phân tích để từ đó
    đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đồng Nai.
    5. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 03 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing ngân hàng.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn Chi nhánh Đồng Nai trong thời gian qua.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đồng Nai.
    3
    CHƯƠNG I:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING NGÂN HÀNG
    1.1. Các khái niệm về Marketing và Marketing dịch vụ:
    Có rất nhiều quan niệm về Marketing, tuy nhiên chúng ta có thể chia làm hai
    quan niệm đại diện cho Marketing truyền thống và Marketing hiện đại.
    1.1.1. Marketing truyền thống
    Bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, liên quan đến việc hướng dòng sản
    phẩm từ nhà sản suất đến người tiêu thụ một cách tối ưu.
    1.1.2. Marketing hiện đại
    Khái niệm Marketing hiện đại được chính Philip Kotler đưa ra nhằm đánh giá
    sự tiến bộ của ngành marketing và các quan điểm hiện đại nhất về vấn đề này. Và nó
    được định nghĩa: Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty
    về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện
    ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế,
    dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị
    trường cần chứ không phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng
    khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về
    cả số lượng và chất lượng cần thỏa mãn). [19]
    1.1.3. Khái niệm Marketing dịch vụ:
    Marketing dịch vụ làm một khía cạnh khá khác biệt so với marketing các sản
    phẩm thông thường. Hai chữ "dịch vụ" hàm ý tới những mối quan hệ giao tiếp mang
    tính cá nhân hơn. Hiểu theo nghĩa nào đó, marketing dịch vụ chính là marketing những
    cam kết, hứa hẹn của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho người tiêu dùng một vài lợi ích
    nào đó.
    Marketing dịch vụ có thể được định nghĩa như sau: “Marketing dịch vụ là sự
    thích nghi lý thuyết hệ thống với những quy luật của thị trường dịch vụ, bao gồm quá
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...