Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần sản xuất và thươ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại đất Việt




    LỜI NÓI ĐẦU​



    Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá của nền kinh tế thế giới, cùng với sự phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc, nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thì các Công ty đa quốc gia, các Công ty xuyên quốc ra, các tập đoàn sản xuất kinh doanh hành thành ngày càng nhiều. Hơn nữa với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thế giới, hệ thống thông tin liên lạc ngày càng hiện đại Tất cả các nhân tố này tạo nên một mầu sắc đặc trưng của nền kinh tế thế giới hiện nay là quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, tức là nền kinh tế của mỗi nước không hoàn toàn mang đặc thù của nước đó nữa mà đó là sự kết hợp của nền kinh tế nhiều nước khác nhau thông qua đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế và như vậy nền kinh tế thế giới đã trở thành một chỉnh thể thống nhất không chia cắt.

    Trong bối cảnh như vậy, nước Việt Nam chúng ta cũng theo đà xoáy của tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển mình theo xu hướng chung của toàn cầu. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, do nước ta mới thực hiện mở cửa nền kinh tế nên trong tiến trình hội nhập, chúng ta còn nhiều hạn chế cả về phía Nhà nước cũng như nội lực của các Doanh nghiệp.

    Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Đất Việt, tại phòng Kinh doanh tổng hợp, được tiếp cận với các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Đất Việt” cho luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian cũng như trình độ có hạn, trong bài viết này tôi không có tham vọng trình bầy tất cả các vấn đề mà chỉ xin đề cập đến những nội dung sau:

    Chương I : Cơ sở lý luận chung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu

    Chương II : Thực trạng hoạt đông kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Đất Việt.

    Chương III : Phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Đất Việt trong thời gian tới.

    Để hoàn thiện bài luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Anh Minh. Em xin trân trọng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Anh Minh về sự giúp đỡ quý báu đó.

    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty, các anh, chị trong phòng Kinh doanh tổng hợp cùng toàn thể các phòng ban khác đã tạo điều kiện giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến có giá trị trong việc hoàn thiện đề tài nghiên cứu của tôi.


    CHƯƠNG I

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU


    Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta không thể sống riêng rẽ mà phải cuốn theo dòng xoáy của nền kinh tế thế giới, tham gia vào các quan hệ đầu tư quốc tế, dịch vụ quốc tế và thương mại quốc tế

    Ngay từ thủa xa xưa ông cha ta đã nói : “phi thương bất phú” có nghĩa là muốn làm giầu thì không có con đường nào khác ngoài buôn bán thương mại nhưng thương trường luôn là một chiến trường nguy hiểm muốn đi xa vươn xa, muốn bắt tay cùng các nước bạn trên thế giới buôn bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ thì chúng ta cần phải nắm rõ cơ sở lý luận của các hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu.

    I. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ.

    1. Khái niệm về nhập khẩu.

    Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế có tổ chức cả bên trong và bên ngoài một quốc gia.

    Có thể nói, nhập khẩu hàng hoá là việc mua bán hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, các Công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất và tiêu dùng với nhau.

    Mục tiêu của hoạt động nhập khẩu là việc sử dụng có hiệu quả ngoại tệ tiết kiệm để nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống nhân dân trong nước, đồng thời bảo đảm cho sự phát triển nhịp nhàng, nâng cao năng suất lao động bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, giải quyết sự khan hiếm của thị trường nội địa. Bên cạnh đó, thông qua nhập khẩu bảo đảm sự phát triển ổn định những ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa bảo đảm cho chúng, tạo ra những năng lực mới trong sản xuất, khai thác hết lợi thế so sánh của mỗi quốc gia mình nhằm mục đích kết hợp hài hoà giữa nhập khẩu với xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

    Tiêu chuẩn hiệu quả của nhập khẩu là thực hiện sự đổi mới trọng điểm về trình độ công nghệ của nền sản xuất trong nước nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước được phát triển góp phần tích luỹ nâng cao hiệu quả kinh tế chung và đảm bảo lợi ích cho mỗi doanh nghiệp nói riêng.

    Hoạt động nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều khâu nghiệp vụ khác nhau, từ khâu nghiên cứu điều tra, tiếp cận thị trường nước ngoài, lựa chọn bạn hàng, hàng hoá nhập khẩu, tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho tới khi hàng hoá ra tới bến cảng, chuyển giao quyền sở hữu cho người mua và hoàn thành thủ tục thanh toán. Mỗi khâu nghiệp vụ phải được nghiên cứu thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được lợi thế nhằm đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu đạt kết quả cao, phục vụ đầy đủ và bổ sung kịp thời nhu cầu trong nước.

    Cơ cấu nhập khẩu là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nó phải phù hợp với mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, vừa bảo vệ lợi ích xã hội, vừa tạo ra lợi nhuận cao chi các doanh nghiệp . Bên cạnh đó, nhập khẩu gắn liền với quá trình phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, vừa bảo hộ sản xuất nội địa đưa sản xuất trong nước xích gần tiêu chuẩn quốc tế.

    2. Các hình thức nhập khẩu

    Thực tế cho thấy, nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, cùng với sự tác động của nhiều nhân tố trong nền kinh tế và sự năng động sáng tạo của nhiều người trực tiếp kinh doanh đã tạo ra nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau.

    a. Nhập khẩu uỷ thác.

    Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá không có quyền tham gia vào xuất nhập khẩu trực tiếp, đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo
     
Đang tải...