Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Công ty cổ phần Hải

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Đầu tư phát triển trong công ty cổ phần Hải Hưng
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 1
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
    4. Phương pháp nghiên cứu:. 2
    5. Các kết quả chính của đề tài:. 2
    6. Nội dung của đề tài:. 2
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP 3
    1.1. Bản chất của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 3
    1.1.1. Khái niệm về đầu tư phát triển trong nền kinh tế nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng. 3
    1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển. 4
    1.1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 7
    1.1.4. Phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 9
    1.1.5. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 11
    1.2. Nội dung chủ yếu của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 16
    1.2.1. Đầu tư phát triển tài sản cố định. 16
    1.2.2. Đầu tư vào hàng tồn trữ. 21
    1.2.3. Đầu tư vào nghiên cứu đổi mới và phát triển KHKT – CN 24
    1.2.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 25
    1.2.5. Đầu tư cho hoạt động marketing. 27
    1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 28
    1.3.1. Các nhân tố chủ quan. 28
    1.3.2. Các nhân tố khách quan. 30
    1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 31
    1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp. 31
    1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp. 36
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI HƯNG 38
    2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Hải Hưng. 38
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 38
    2.1.2. Kết quả đầu tư phát triển tại công ty. 40
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động chính. 41
    2.2. Phân tích thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Hải Hưng. 46
    2.2.1. Khái quát về tình hình đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Hải Hưng. 46
    2.2.2. Phân tích tình hình đầu tư theo các nội dung đầu tư 53
    2.2.3. Phân tích tình hình đầu tư theo chu kỳ đầu tư. 61
    2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Công ty cổ phần Hải Hưng. 63
    2.3.1. Kết quả đầu tư phát triển tại công ty. 63
    2.3.2. Hiệu quả đầu tư phát triển tại công ty. 64
    2.3.3. Thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Công ty cổ phần Hải Hưng. 66
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI HƯNG. 68
    3.1 Định hướng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Công ty cổ phần Hải Hưng. 68
    3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Công ty cổ phần Hải Hưng. 72
    3.3. Kiến nghị. 74
    KẾT LUẬN 75


    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.Hoạt động đầu tư phát triển đối với 1 Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, phải làm sao cho hoạt động đầu tư của Doanh nghiệp trở nên có hiệu quả cao nhất không phải là 1 điều đơn giản đối với tất cả các doanh nghiệp. Cho đến nay khái niệm đầu tư phát triển không còn gì xa lạ với những doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm dịch vụ, song việc nhìn nhận, thực hiện có hiệu quả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp đối với mọi doanh nghiệp không phải là dễ dàng.
    Không ngoại lệ, công ty cổ phần Hải Hưng cũng nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển. Từ khi thành lập năm 2002, công ty cổ phần Hải Hưng luôn quan tâm chú trọng đến hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Đến nay trải qua hơn 10 năm hoạt động, công ty đã đạt những kết quả kinh doanh đáng kể.
    Tuy nhiên, công ty cũng không tránh khỏi có những khó khăn và hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển,khiến cho hoạt động đầu tư phát triển không đạt được kết quả và hiệu quả như mong muốn. Qua quá trình tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động đầu tư phát triển của công ty cùng những kiến thức đã được học, em đã quyết định chọn đề tài: “Đầu tư phát triển trong công ty cổ phần Hải Hưng” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tàiHệ thống hoá và làm rõ những vấn đề về lý luận có tính khoa học đối với hoạt động sử dụng vốn đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Hải Hưng
    Đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Hải Hưng.
    Đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Hải Hưng trong thời gian sắp tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng vốn đầu tư tại doanh nghiệp
    Phạm vi nghiên cứu:chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng vốn đầu tư tại công ty cổ phần Hải Hưng từ năm 2010 đến năm 2012, định hướng phát triển của công ty cổ phần Hải Hưng đến năm 2015.
    4. Phương pháp nghiên cứu:Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp dự báo, phương pháp suy luận logic để phân tích, đánh giá. Kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có liên quan đến vốn đầu tư phát triển tại địa bản tỉnh Kon Tum và công ty cổ phần Hải Hưng.
    5. Các kết quả chính của đề tài:
    Hệ thống các vấn đề lí luận và thực tiễn, các nhân tố tác động, kinh nghiệm của một số công ty trong cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, rút ra bài học kinh nghiệm. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển trong công ty cổ phần Hải Hưng.
    6. Nội dung của đề tài:
    Chuyên đề tốt nghiệp này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Công ty cổ phần Hải Hưng.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Công ty cổ phần Hải Hưng.


    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP1.1. Bản chất của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
    1.1.1. Khái niệm về đầu tư phát triển trong nền kinh tế nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng.
    Đầu tư, đầu tư phát triển.
    Đầu tư theo nghĩa chung nhất là sự bỏ ra hay sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai. Tuy nhiên, đứng dưới các góc độ khác nhau thì nó cụ thể như sau:
    - Theo quan điểm tài chính: đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn sinh lời.
    - Theo góc độ tiêu dùng: đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu về một mức độ tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
    Để có thể hiểu rõ bản chất của hoạt động đầu tư chúng ta cần làm rõ những yếu tố như: nguồn lực đầu tư, hoạt động đầu tư, đối tượng của hoạt động đầu tư.
    Nguồn lực đầu tư: theo nghĩa hẹp được hiểu là bao gồm tiền vốn, còn theo nghĩa rộng nó bao gồm vốn bằng tiền, đất đai, máy móc, lao động.
    Mục tiêu của hoạt động đầu tư: bao gồm những lợi ích về mặt tài chính gắn liền với doanh nghiệp, chủ đầu tư; những lợi ích về mặt kinh tế và những lợi ích về mặt xã hội mà do hoạt động đầu tư tạo nên.
    Đối tượng của hoạt động đầu tư: đầu tư vào tài sản hữu hình (tài sản vật chất), đầu tư vào tài sản vô hình (nghiên cứu và phát triển, dịch vụ, quảng cáo, thương hiệu), đầu tư vào tài sản sản xuất hay đầu tư vào tài sản lâu bền.
    Đầu tư phát triển
    Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực trí tuệ và lao động để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kiến trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội, tạo ra việc làm và nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.
    Đầu tư phát triển làm gia tăng tài sản cho nền kinh tế mà không phải là sự chu chuyển từ đơn vị này sang đơn vị kia của nền kinh tế.
    Vốn đầu tư
    Căn cứ theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng: vốn đầu tư được hiểu là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở sẵn có và tạo ra tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
    Nguồn vốn đầu tư.
    Là cụm từ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội. Nguồn vốn đầu tư bao gồm: nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
    1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển.
    a. Trên góc độ vĩ mô.
    · Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    Về mặt lý luận, hầu hết các tư tưởng, mô hình và lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đều trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận đầu tư và việc tích lũy vốn cho đầu tư là một nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Từ các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith trong cuốn “của cải của các dân tộc” đã cho rằng vốn đầu tư là yếu tố quyết định chủ yếu của số lao động hữu dụng và hiệu quả. Việc gia tăng quy mô vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc gia và sản lượng bình quân của mỗi lao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...