Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của Nhà máy thuốc lá Thăng Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của Nhà máy thuốc lá Thăng Long

    LỜI NÓI ĐẦU
    Tiền lương luôn luôn là vấn đề nóng bỏng trong đời sống sản xuất và xã hội của đất nước. Nó luôn chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn giữa sản xuất và nâng cao mức sống, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa thu nhập của các thành phần dân cư . Đối với người lao động làm công ăn lương, tiền lương là mối quan tâm hàng ngày đối với họ. Thật vậy, tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống của người lao động và gia đình họ. Ở một mức độ nhất định, tiền lương có thể được xem là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với cá nhân và xã hội.
    Tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động. Vì vậy để sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững, đòi hỏi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm.
    Tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp được công bằng và hợp lý sẽ tạo ra sự hài hoà và cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và vì lợi ích của bản thân họ. Chính vì vậy, mà người lao động tích cực làm việc bằng cả nhiệt tình hăng say và họ có quyền tự hào về mức lương mà họ đạt được.
    Ngược lại khi công tác tiền lương trong doanh nghiệp thiếu tính công bằng và hợp lý thì không những nó sẽ sinh ra những mâu thuẫn nội bộ thậm chí khá gay gắt giữa những người lao động với nhau, giữa người lao động với các cấp Quản trị, cấp lãnh đạo doanh nghiệp. Vậy đối với nhà Quản trị doanh nghiệp, một trong những công việc cần được quan tâm hàng đầu là phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lương, thường xuyên lắng nghe và phát hiện kịp thời những ý kiến bất đồng hoặc những mâu thuẫn có khả năng xuất hiện trong phân phối tiền lương cho người lao động, qua đó có sự điều chỉnh thoả đáng và hợp lý.
    Nhận thức được ý nghĩa của công tác tiền lương trong doanh nghiệp cũng như đòn bẩy kích thích của tiền lương đối với người lao động, và thực tiễn về tiền lương của Nhà máy thuốc lá Thăng Long, em mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của Nhà máy thuốc lá Thăng Long”. Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 3 phần chính sau:
    - Phần I : Tổng quan về tình hình Nhà máy thuốc lá Thăng Long.
    - Phần II : Phân tích thực trạng công tác tiền lương của Nhà máy thuốc lá Thăng Long.
    - Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của Nhà máy thuốc lá Thăng Long.
    Trước khi đi vào từng phần của Luận văn, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Thảo, đã giúp đỡ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Luận văn chắc chắn đang còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU: 1
    Phần I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHÀ MÁY
    THUỐC LÁ THĂNG LONG

    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY: 3
    1. Sự hình thành Nhà máy: 3
    2. Các giai đoạn phát triển của Nhà máy: 4
    II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY: 7
    1. Đặc điểm về sản phẩm: 7
    2. Đặc điểm về máy móc thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật: 7
    2.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị: 7
    2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật: 9
    3. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất: 10
    4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý: 13
    5. Đặc điểm về lao động: 17
    6. Đặc điểm về nguyên vật liệu: 19
    Phần II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CỦA
    NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG.

    I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY
    GIAI ĐOẠN 1998 - 2002: 21
    1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc la của Nhà máy: 21
    2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy giai đoạn 1998-2002: 24
    II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG QUỸ TIỀN LƯƠNG KẾ HOẠCH: 25
    1. Các căn cứ để xây dựng quỹ lương kế hoạch: 25
    1.1. Định mức lao động: 25
    1.2. Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm: 26
    1.3. Khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: 27
    1.4. Xác định mức lươngtốithiểu và các hệ số dùng để tính tiền lương: 27
    1.4.1. Xác định mức lương tối thiểu tăng thêm: 27
    1.4.2. Các hệ số dùng để tính tiền lương: 28
    2. Phương pháp xây dựng quỹ lương kế hoạch: 30
    III. CÔNG TÁC PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG CỦA NHÀ MÁY: 32
    1. Quy chế trả lương của Nhà máy: 32
    2. Các phương pháp phân phối tiền lương của Nhà máy: 32
    2.1. Hình thức trả lương theo thời gian: 33
    2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: 35
    2.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: 35
    2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể: 37
    2.2.3. Hình thức trả lương theo khoán sản phẩm: 39
    3. Các tiền đề, điều kiện của công tác trả lương của Nhà máy: 44
    3.1. Công tác định mức: 45
    3.2. Phân công bố trí lao động: 45
    3.3. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm: 47
    3.4. Chế độ khuyến khích vật chất: 48
    IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CỦA NHÀ MÁY: 49
    1. Những vấn đề đạt được: 50
    1.1. Về xây dựng quỹ tiền lương: 50
    1.2. Về phân phối tiền lương: 50
    1.3. Về tạo nguồn quỹ tiền lương: 51
    1.4. Đảm bảo được các nguyên tắc tiền lương: 52
    2. Những vấn đề đang tồn tại: 53
    2.1. Về cách tính quỹ lương: 53
    2.2. Về định mức lao động: 53
    2.3. Về chế độ khen thưởng: 54
    2.4. Về hình thức phân phối tiền lương theo khoán sản phẩm: 54
    3. Nguyên nhân tồn tại: 54
    Phần III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
    TIỀN LƯƠNG CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG

    1. Cải tiến công tác trả lương theo thời gian: 56
    2. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân: 58
    3. Hoàn thiện hình thức khoán quỹ lương cho phân xưởng: 60
    4. Giải pháp về tạo nguồn tiền lương: 64
    4.1. Chú trọng đầu tư theo chiều sâu: 64
    4.2. Mở rộng kênh phân phối, thị trường tiêu thụ: 65
    4.2.1. Thực hiện chế độ khuyến khích cho các đại lý: 66
    4.2.2. Thường xuyên đánh giá hoạt động của các đại lý: 66
    5. Hoàn thiện các tiên đề, điều kiện cho công tác tiền lương: 67
    5.1. Hoàn thiện về định mức lao động: 67
    5.1.1. Xây dựng một hệ thống định mức tiên tiến: 67
    5.1.2. Xây dựng đội ngũ làm công tác định mức: 70
    5.2. Tiền lương với việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu: 71
    5.3. Tiền lương với công tác nâng cao chất lượng sản phẩm: 73
    5.4. Tiền lương với việc sử dụng và bảo dưỡng máy móc thiết bị: 74
    5.5. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động: 75
    KẾT LUẬN: 77
     
Đang tải...