Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại trung tâm dịch vụ bưu phẩm tích hợp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “ mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Quản trị nhân sự có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị bởi vì bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự.
    Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
    Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác quản trị nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào cho nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Trung tâm Dịch vụ Bưu phẩm Tích hợp”.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Trong bối cảnh tình hình kinh tế biến động hiện nay thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Cần đào tạo lại công nhân nếu chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.
    Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Mục đích của công tác quản trị nhân sự nhằm giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng - những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty; đồng thời sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra.
    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Một trong những nhiệm vụ chính của quản trị nhân sự là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Đề tài được thực hiện bằng phương pháp khảo sát, phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi trường nội bộ, tổng hợp, đồng thời kết hợp các phương pháp so sánh dựa trên tài liệu, các thông tin từ thị trường và một số tài liệu tham khảo khác.
    6. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
    quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra.
    7. KẾT CẤU CỦA ĐA/KLTN
    Đề tài gồm 3 chương:
    PHẦN MỞ ĐẦU
    § CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.
    § CHƯƠNG 2: Thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại Trung tâm Dịch vụ Bưu phẩm Tích hợp.
    § CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân sự tại Trung tâm Dịch vụ Bưu phẩm Tích hợp.
    KẾT LUẬN

    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu 1
    3. Mục đích nghiên cứu 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 2
    6. Các kết quả đạt được của đề tài 2
    7. Kết cấu của ĐA/KLTN 2


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 3
    1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân sự 3
    1.1.1. Khái niệm quản trị nhân sự 3
    1.1.2. Vai trò của quản trị nhân sự 3
    1.2. Một vài học thuyết về quản trị nhân sự 4
    1.2.1. Học thuyết X ( thuyết con người kinh tế) 5
    1.2.2. Học thuyết Y (thuyết con người xã hội) 5
    1.2.3. Học thuyết Z (của các xí nghiệp Nhật Bản) 6
    1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự 7
    1.3.1. Khái niệm hiệu quả quản trị nhân sự 7
    1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quản trị nhân sự 7
    1.3.2.1. Năng suất lao động 8
    1.3.2.2. Chi phí nhân công 8
    1.3.2.3. Mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp 8
    1.4. Nội dung về quản trị nhân sự 8
    1.4.1. Hoạch định nhân sự 8
    1.4.1.1. Khái niệm, vai trò của hoạch định nguồn nhân sự 8
    1.4.1.2. Tiến trình hoạch định tài nguyên nhân sự 10
    1.4.2. Phân tích công việc 10
    1.4.2.1. Khái niệm và mục đích của việc phân tích công việc 10
    1.4.2.2. Nội dung của phân tích công việc 11
    1.4.3. Tuyển dụng nhân sự 13
    1.4.3.1. Nguồn tuyển dụng 13
    1.4.3.2. Nội dung của tuyển dụng nhân sự 15
    1.4.4. Đào tạo và sử dụng nhân sự 17
    1.4.4.1. Đào tạo nhân sự 17
    1.4.4.2. Sử dụng nhân sự 19
    1.5. Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết hoàn thiện quản trị nhân sự 25
    1.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự 25
    1.5.1.1. Nhân tố môi trường vĩ mô 25
    1.5.1.2. Nhân tố môi trường vi mô 26
    1.5.1.3. Nhân tố môi trường nội bộ 26
    1.5.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản trị nhân sự 27


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ BƯU PHẨM TÍCH HỢP 29
    2.1. Giới thiệu sơ nét về Trung tâm Dịch vụ Bưu phẩm Tích hợp 29
    2.1.1. Giới thiệu chung về Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh 29
    2.1.2. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Dịch vụ Bưu phẩm Tích hợp 30
    2.1.2.1. Cơ sở thành lập 30
    2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh 31
    2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức 31
    2.1.3. Môi trường kinh doanh của Trung tâm 33
    2.1.3.1. Môi trường vĩ mô 33
    2.1.3.2. Môi trường vi mô 35
    2.1.3.3. Môi trường nội bộ 39
    2.1.4. Kết quả tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm từ năm 2009 – năm 2010 40
    2.2. Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Trung tâm 42
    2.2.1. Tình hình quản trị nhân sự tại Trung tâm 42
    2.2.2. Hoạnh định công tác quản trị nhân sự tại Trung tâm 49
    2.2.2.1. Quá trình hoạch định nhân sự 49
    2.2.2.2. Kế hoạch tuyển dụng tại Trung tâm 51
    2.2.3. Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Trung tâm 52
    2.2.3.1. Nguồn tuyển dụng nhân sự 52
    2.2.3.2. Trình tự và hình thức tuyển dụng nhân sự 52
    2.2.4. Thực trạng đào tạo và sử dụng nhân sự tại Trung tâm 56
    2.2.4.1. Thực trạng đào tạo nhân sự tại Trung tâm 56
    2.2.4.2. Thực trạng sử dụng nhân sự tại Trung tâm 59
    2.3. Đánh giá kết quả đã và chưa đạt được trong công tác quản trị nhân sự tại Trung tâm 62
    2.3.1. Kết quả đã đạt được 62
    2.3.2. Kết quả chưa đạt được 65


    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN SỰ TẠI TT.DVBPTH 67
    3.1. Định hướng quản trị nhân sự tại Trung tâm trong thời gian tới 67
    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Trung tâm 67
    3.2.1. Các giải pháp đối với Trung tâm 67
    3.2.2. Các giải pháp đối với Nhà nước thuộc về giáo dục và đào tạo 78
    KÉT LUẬN 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    PHỤ LỤC i
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...