Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/9/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh và bối cảnh toàn cầu hoá, hơn bao giờ hết, yếu tố “nhân sự” cần được các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn và sử dụng có hiệu quả hơn.
    Thực tế hiện nay khi xây dựng hay định vị một doanh nghiệp thì thông thường các yếu tố như: vốn, công nghệ . luôn được xem là mấu chốt của chiến lược phát triển. Còn yếu tố “ nhân sự” lại không được chú trọng lắm, đặc biệt là trong giai đoạn khởi đầu. Đây là một quan niệm chưa thực sự đúng. Bởi vì, trong mọi hoạt động con người luôn là nhân tố quyết định. Không có bàn tay, trí óc con người thì khoa học công nghệ, kỹ thuât không thể phát triển. Đồng thời “nhân sự” là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới có lợi cho doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện được nhưng để xây dựng được đội ngũ “ nhân sự “ giỏi về chuyên môn, am hiểu về thực tế, nhiệt tình trong công việc và có khả năng làm việc có hiệu quả .đó là cả vấn đê khó khăn và phức tạp.
    Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển, một doanh nghiệp ( dù lớn hay nhỏ) cũng cần phải tập trung tăng cường và phát huy khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực qua tất cả các giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
    Hiện nay, một trong những vấn đề trọng điểm quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia chính là việc “ phát triển nguồn nhân lực”. Đảng và nhà nước ta đã sớm nhận thức được vấn đề này do đó đã quan tâm hơn đến việc đầu tư cho con người thông qua các hoạt động như: giáo dục, đào tạo . trong xu thế hội nhập không ngừng, sự phân công lao động mạnh mẽ, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt Muốn thành công thì phải đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng và thường xuyên tạo ra sự khác biệt hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
    Trong cuộc cạnh tranh này thì vũ khí mang lại hiệu quả nhất chính là “ phát huy tối đa, lâu bền nguồn nhân lực và nghệ thuật quản lý nhân sự của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp”. Như vậy doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh nếu có một cơ cấu nhân sự năng động, khả năng đáp ứng nhạy bén, trình độ chuyên môn cao, am hiểu thực tế .
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi được đáp ứng ngày càng cao của nhân viên, tất cả những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn. Trong đó vấn đề Quản trị nguồn nhân sự là một trong những yếu tố mang tính chất sống còn của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để quản trị nguồn nhân sự có hiệu quả? Thì bên cạnh việc phải học hỏi những quan điểm mới, lĩnh hội dược những phương pháp mới cần phải nắm vững được những kỹ năng về quản trị con người.
    Nhận thức được tính bức thiết của vấn đề này, là một cử nhân quản trị kinh doanh trong tương lai - với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên Lê thị Hường và sự đồng ý của ban giám hiệu khoa kinh tế - Trường Đại Học Sao Đỏ, cho phép tôi nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh
    Nội dung đề tài gồm ba chương:
    Chương 1: Lý luận chung về quản trị nhân sự
    Chương 2: Công tác quản tị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh.
    Những vấn đề trình bày trong báo cáo là kết quả của sự vận dụng các kiến thức đã học trong trường cũng như những bài học trong thời gian thực tập tại công ty

    Mục lục
    Lời nói đầu 1
    Chương 1: Lý luận chung về quản trị nhân sự 3
    1.1 Khái niệm và vai trò của quản trị nhân sự 3
    1.1.1 Khái niệm quản trị nhân sự 3
    1.1.2 Vai trò của quản trị nhân sự 3
    1.1.3 Các nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự 4
    1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị nhân sự 17
    1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự 17
    1.2.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản trị nhân sự 20
    Chương 2: công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh 22
    2.1 Khái quát chung về công ty 22
    2.1.1 Quá trình hình thành của công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh 22
    2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 24
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 24
    2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 29
    2.2 Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh 32
    2.2.1 Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực tại công ty 32
    2.2.2 Công tác tuyển dụng lao động của công ty 37
    2.2.3 Công tác tuyển chọn nhân sự của công ty 43
    2.3 Thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh 46
    2.3.1.Đào tạo nhân sự 46
    2.3.2.Phát triển nhân sự 51
    2.4 Đánh giá chung về công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh 56
    2.4.1 Ưu điểm 56
    2.4.2 Nhược điểm 56
    Chương 3: một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang minh 58
    3.1 Định hướng và phát triển công ty trong thời gian tới 58
    3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phấn đấu của công ty trong thời gian tới. 58
    3.1.2 Định hướng công tác quản trị nhân sự của công ty trong thời gian tới 58
    3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh: 59
    3.2.1 Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực 59
    3.2.2 Nâng cao chất lượng phân tích công việc 61
    3.2.3 Hoàn thiện công tác tuyển dụng 61
    3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân sự 63
    3.2.5 Thực hiện chế độ trả lương, thưởng phạt, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên một cách hợp lý. 66
    3.2.6 Hoàn thiện hơn nữa bộ máy của công ty 68
    3.2.7 Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. 69
    3.2.8 Một số các biện pháp khác. 69
    Kết luận 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...