Chuyên Đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước qua Kho

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp, công cuộc đổi mới của đất nước, nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
    Mỗi một nền kinh tế đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng trực tiếp việc sử dụng công cụ kinh tế – tài chính. Nền kinh tế thị trường với đặc điểm bao trùm là Nhà nước khước từ sự can thiệp và kiểm soát trực tiếp đối với các hoạt động của nền kinh tế – xã hội. Trong nền kinh tế thị trường phát triển Nhà nước chỉ là “tên lính gác” đứng ngoài hoạt động các qui luật kinh tế điều hành vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật thống nhất và sử dụng triệt để các công cụ kinh tế – tài chính. Ngân sách Nhà nước (NSNN) với tư cách nhìn nhận mới thì mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội: không tập trung quan liêu mà phải có một cơ chế hoàn chỉnh khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các chủ thể sử dụng nguồn vốn NSNN thúc đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, hạn chế những biến động lớn trong cơ chế thị trường. Quản lý NSNN ở tầm vĩ mô nhưng có sự phân công, phân cấp quản lý trên cơ sở phân cấp kinh tế và hành chính. Để phù hợp với tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của các quan trọng lĩnh vực tài chính – ngân hàng cần phải đổi mới. Do đó nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN được chuyển cho Bộ Tài chính lập nên một hệ thống kho bạc Nhà nước (KBNN) theo quyết định số 07/HĐBT và đi vào hoạt động ngày 01/4/1990 trải qua chặng đường hoạt động và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn có nhiều khó khăn song hệ thống KBNN đã từng bước củng cố, ổn định kiện toàn và làm tốt nhiệm vụ của mình. KBNN thực sự là công cụ của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập xã hội với chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính; tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn thu cho NSNN đồng thời sử dụng nguồn vốn sao cho đúng đối tượng, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu mà KBNN đã đạt được, hàng năm NSNN vẫn còn hiện tượng bội chi và tồn tại nhiều khoản chi thất thoát, lãng phí.
    Theo Thông tư 81/2002 ngày 16/9/2002, Công văn 287 ngày 06/4/1998, Thông tư số 10/1998-TC/BTC ngày 31/3/1998 của Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ kiểm soát chi cho KBNN. Để hệ thống KBNN ngày càng hoàn thiện hơn về chức năng, nhiệm vụ của mình thì công tác quản lý, kiểm soát cấp phát, thanh toán NSNN qua hệ thống KBNN phải được xem xét và hoàn thiện một cách hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát cấp phát NSNN.
    Qua thời gian thực tập tại KBNN quận Sầm Sơn cùng với quá trình nghiên cứu tại trường và được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý tài chính Nhà nước đặc biệt là cô giáo Võ Thị Phương Lan với cán bộ quản lý KBNN Sầm Sơn, tôi xin góp một số ý kiến nhỏ thông qua đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN Sầm Sơn”.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
    Chương I: Lý luận chung thường xuyên và vai trò kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN.
    Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sầm Sơn.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sầm Sơn.

    Trong quá trình tìm hiểu đề tài do thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn kinh nghiệm thực tế còn hạn chế đồng thời là một sinh viên nền trình độ am hiểu chưa sâu do đó không tránh khỏi thiếu sót về nội dung cũng như phạm vi, yêu cầu, kính mong sự chỉ giáo của các thầy, cô giáo và tập thể cán bộ KBNN Sầm Sơn để đề tài hoàn thiện hơn


    Lời nói đầu 1
    Chương I 3
    Lý luận chung về chi thường xuyên của ngân sách 3
    Nhà nước và vai trò thực hiện kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua hệ thống kho bạc Nhà nước 3

    1.1. Lý luận chung về chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước. 3
    1.1.1. Khái niệm và nội dung chi thường xuyên của NSNN. 3
    1.2. Nội dung kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước 4
    1.2.1. Nguyên tắc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước 4
    1.2.2.1. Cấp tạm ứng. 6
    1.2.2.2. Cấp phát thanh toán: 7
    1.2.3 Kiểm soát và lưu giữ chứng từ tại Kho bạc Nhà nước. 8
    1.2.4. Quy trình và nội dung kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN. 8
    1.3. Sự cần thiết kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua hệ thống kho bạc Nhà nước 11
    1.3.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước. 11
    1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ quản lý chi ngsa Nhà nước của Kho bạc Nhà nước. 13
    1.3.3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm soát chi qua KBNN 14
    Chương 2 17
    Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nớc qua kho bạc Nhà nớc Sầm Sơn. 17

    2.1. Tình hình kinh tế xã hội và khái quát về kho bạc Nhà nớc Sầm Sơn. 17
    2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội Sầm Sơn. 17
    2.1.2. Khái quát về kho bạc Nhà nớc Sầm Sơn 18
    2.2 Tình hình kiểm soát chi thờng xuyên của kho bạc Nhà nớc Sầm Sơn trong thời gian qua. 19
    2.2.1. Tính hình chung 19
    2.2.2. Công tác kiểm soát chi thờng xuyên ngân sách Nhà nớc qua kho bạc Nhà nớc Sầm Sơn. 20
    2.2.2.1. Kiểm soát, cấp phát, thanh toán đối với cơ quan Nhà nớc thực hiện khoán chế và khoán hành chính. 20
    Chương 3 43
    Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát 43
    chi thường xuyên của NSNN qua KBNN Sầm Sơn. 43

    3.1. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sầm Sơn trong 2 năm (2002 - 2003). 43
    3.1.1. Kết quả kiểm soát chi. 43
    3.1.2. Những tồn tại trong công tác kiểm soát chi thường xưyên NSNN qua KBNN Sầm Sơn. 46
    3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 49
    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN Sầm Sơn. 50
    3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung. 50
    3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Sầm Sơn. 57
    Kết luận
    Tài liệu tham khâo
     
Đang tải...