Luận Văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công Ty TNHH CN Hung Cheng Việt

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu . 1
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự 3
    1.1.Khái niệm, vai trò của quản trị nhân sự .4
    1.1.1.Mục tiêu, chức năng quản trị nhân sự 4
    1.1.1.1 Mục tiêu . 4
    1.1.1.2.Chức năng quản trị nhân sự . 5
    1.2.Sự cần thiết của quản trị nhân sự trong bối cảnh kinh tế hiện nay .5
    1.3.Một số học thuyết về quản trị nhân sự 7
    1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị nhân sự 9
    1.4.1.Môi trường vĩ mô .9
    1.4.2.Môi trường vi mô . 12
    1.5.Nội dung cơ bản của quản trị nhân sự 15
    1.5.1.Hoạch định nhân sự .15
    1.5.2.Phân tích công việc 16
    1.5.2.1.Khái niệm, mục đích 16
    1.5.2.2.Nội dung phân tích công việc 17
    1.5.3.Tuyển dụng, tuyển mộ .18
    1.5.4.Sử dụng và đánh giá người lao động .19
    1.5.5.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 23
    Chương 2:Thực trạng của quản trị nhân sự tại công ty TNHH CN Hung Cheng VN 25
    2.1.Tổng quan về tình hình quản trị nhân sự tại công ty TNHH CN Hung Cheng VN 26
    2.1.1.Giới thiệu về công ty TNHH CN Hung Cheng VN .26
    2.1.1.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 28
    2.1.1.2.Đặc điểm về công nghệ và sảm phẩm công ty . 31
    2.1.2.Lĩnh vực kinh doanh của công ty 34
    2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 36
    2.1.4.Phương hướng hoạt động của công ty 37
    2.2.Phân tích thực trạng quản trị nhân sự tại công ty 39
    2.2.1.Hoạch định nhân sự 39
    2.2.1.1.Đặc điểm Cơ cấu lao động theo độ tuổi .40
    2.2.1.2.Đặc điểm cơ cấu lao động theo giới tính . 42
    2.2.1.3.Cơ cấu nhân sự theo trình độ 43
    2.2.2.Phân tích công việc 44
    2.2.3.Tuyển dụng, tuyển mộ 48
    2.2.3.1. Nguồn tuyển dụng của công ty 48
    2.2.3.2. Nội dung tuyển dụng 49
    2.2.4.Sử dụng và đánh giá nhân sự 54
    2.2.5.Chế độ đãi ngộ tại công ty . 60
    2.2.6. Đào tạo và phát triển nhân sự 67
    2.2.7. Nhận xét về quản trị nhân sự tại công ty .67
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH CN Hung Cheng VN 71
    3.1.Nhóm giải pháp trực tiếp . 73
    3.1.1.Nâng cao hơn nữa công tác quản trị 73
    3.1.1.1.Hoàn thiện phương pháp phỏng vấn . 74
    3.1.1.2.Bổ sung phương pháp trắc nghiệm 75
    3.1.2.Giải pháp về lao động 76
    3.2.Nhóm giải pháp gián tiếp 77
    3.2.1.Cần áp dụng một số chính sách khen thưởng, kiểm tra . 78
    3.2.2.Hoàn thiện công tác tiền lương .79
    3.2.3.Đãi ngộ nhân sự 80
    3.2.4.Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa công ty và toàn xã hội .81
    3.3.Một số giải pháp khác 82
    3.4.Kiến nghị với cơ quan chức năng .83
    3.5.Kiến nghị với công ty .85
    Kết luận 87

    LỜI MỞ ĐẦU
    Nền kinh tế Việt Nam khởi nghiệp là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, vì thế nó còn mang ít nhiều khiếm khuyết, nhưng chính nhờ sự quản lý của nhà nước trong mọi hoạt động của cá nhân cũng như doanh nghiệp trong việc mở ra những chính sách mới về kinh tế và hỗ trợ hết mình cho những cá nhân , tổ chức phát triển. Đến nay, thì nền kinh tế đã ổn định và đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời nền kinh tế Việt Nam đang tứng bước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để có thể thích ứng kịp thời trong nền kinh tế thì một số cá nhân, doanh nghiệp phải đổi mới cho phù hợp với xu thế của thời đại. Nhờ có sự thích ứng kịp với cơ chế để có thể cạnh tranh, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như củng cố vị thế nâng cao thương hiệu của mình trong nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhưng bên cạnh đó cũng còn có những doanh nghiệp còn thụ động phản ứng chậm chạp với những biến động của nền kinh tế không phát huy được những thế mạnh khắc phục những điểm yếu của mình để đến tới những kết cục trong đào thải trong quy luật vốn có như nền kinh tế thị trường.
    Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, nguồn lực là một trong những yếu tố đó: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự Nguồn lực nào cũng quan trọng và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của doanh nghiệp ấy. Một doanh nghiệp cho dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng chỉ là vô nghĩa khi thiếu yếu tố con người. Con người sẽ biến những máy móc thiết bị hiện đại phát huy có hiệu quả hoạt động của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Nói đến con người trong một tổ chức không phải là một con người chung chung mà là nói tới số lượng và chất lượng hay chính là năng lực phẩm chất, công suất, hiệu quả làm việc của người lao động. Tất cả các hoạt động trong một doanh nghiệp đều có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của con người, nếu doanh nghiệp tạo lập sử dụng tốt nguồn này thì đó là một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
    Công việc đầu tiên và trước hết để có một đội ngũ lao động chất lượng là quản lý và tuyển dụng tốt, và biết cách sắp xếp bố trí nguồn nhân lực này như thế nào, để tạo ra một bộ máy nhân lực gọn nhẹ và có hiệu quả nhất. Sau thời gian học tập được trang bị kiến thức đầy đủ cũng như làm việc tại công ty TNHH CN HUNG CHENG VN tôi xin chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công Ty TNHH CN Hung Cheng VN ”
    Để nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
    Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Thông qua phương pháp này để tổng hợp và phân tích tình hình thực hiện công tác tổ chức quản lý và tuyển dụng tại Công ty Hung Cheng.
    Và các phương pháp khác như: Phương pháp quan sát, Phương pháp phỏng vấn thu nhập thông tin thực tế
    Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của báo cáo gồm ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.
    Chương 2: Thực trạng của quản trị nhân sự tại công ty TNHH CN Hung Cheng VN.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH CN Hung Cheng VN.
    Mục đích của báo cáo này dựa trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng của công tác quản lý và tuyển dụng nhân sự của công ty, phát hiện ra những ưu điểm và những mặt còn tồn tại để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý và tuyển dụng nhân sự, giúp cho doanh nghiệp có được đội ngũ lao động chất lượng cao.
    CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
    1.1.KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
    “ Quản lý nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản lý, bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hóa), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng, và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức.
    “PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân,ThS Nguyễn Vân Điềm, ( 2007)
    Giáo trình Quản Trị Nhân Lực, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân”
    Con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng của DN. Do đó, việc lựa chọn, sắp xếp con người cho phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản lý.
    Quản lý nhân sự phải theo hệ thống, việc xác định nguồn nhân sự, vấn đề tuyển chọn, sắp xếp đề bạt , đào tạo và phát triển, đánh giá nhân viên cần đặt trên cơ sở khoa học, trong mối tương quan với nhiều vấn đề.
    Như vậy, quản lý nhân sự là toàn bộ những việc liên quan đến con người trong doanh nghiệp như việc tuyển mộ, bố trí, đào tạo, phát triển, đãi ngộ và xử lý các mối quan hệ về con người nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt tới mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, không phải bất cứ tổ chức sản xuất – kinh doanh nào cũng nhận thấy con người là yếu tố quan trọng và cần thiết, là yếu tố sống còn của tổ chức vì vậy dẩn đến tình hình bất ổn trong nội bộ tổ chức, và người quản lý trực tiếp cần khắc phục giúp doanh nghiệp phát tiển tốt hơn.
    1.1.1. Mục tiêu, chức năng quản trị nhân sự.
    1.1.1.1. Mục tiêu.
    Mục tiêu quản lý nhân sự nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một lực lượng lao động có hiệu quả, để đạt những mục tiêu này cần phải biết tuyển dụng, phát triển, đánh giá và duy trì nhân viên của mình. Muốn thực hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp cần đảm bảo các mục tiêu của xã hội cũng như mục tiêu cá nhân của doanh ngiệp.
    Mục tiêu xã hội: doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu và thách đố của xã hội, hoạt động vì lợi ích của xã hội chứ không phải của riêng mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...