Luận Văn Một số Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay



    I - TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐẾN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
    Đó là cơn bão (Khủng hoảng tài chính - Tiền tệ bùng nổ tại châu Á chắc hẳn mọi người còn nhớ. Tại Thái Lan vào 2/7//1997 sau đó tràn qua các nước Philipin, Maliaxia, Indonxia,Hàn quốc, Nhật bản Và gần như tàon khu vực đều bị ảnh hưỏng nặng nề. Nguyên nhân cơn bão đã đựoc các nhà kinh tế phân tích, nghiên cứu gần bốn năm qua. Xin nêu lên các nguyên nhân cơ bản như :Nền kinh tế phát triển với tốc độ rất cao vượt quá khả năg nội tại của nền kinh tế, Chính sách đầu tư bất hợp lý và không hiệu quả, chất lượng kém, nợ quá hạn tăng nhanh, hệ thống ngân hàng tư nhân kém hiệu quả, vai trò quản lý kinh tế của chính phủ yếu, tình trạng tham nhũng bê bối gia tăng, thi hành chính sách tự do hoá thị trương tài chính , đồng tiền gần như buộc chặt với đồng USD 13 năm không đổi, Cán cân thương mại từ nhập siêu cán cân vãng lai thâm hụt ở tỷ lệ cao. Ví dụ như :Năm 1996 ở Thái Lan là 9,1% GDP, Indinonexia là 3,5% GDP Malaixia là 8,6% GDP. Nợ nước ngoài quá lớn (Hàn quốc 153 tỷ USD Indonexia 133,3tỷ USD, Thái lan 92,9tỷ USD, Philippin 39,4 tỷ USD, Malaisia 28,9 tỷ USD).
    Dự trữ ngoại tệ thấp Indonexia 19,3 tỷ USD, Thái lan 28tỷ USD Philippin 8,3tỷ USD Maláiia 21,1tỷ USD)dân chúng không tin tưởng ở chính phủ, dễ bị hoảng loạn, bị các nhà đầu cơ chứng khoán tấn công (Geogre Soros vào tháng năm 1997).
    Tác động của cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ đến kinh tế Việt Nam.
    Việt Nam nằm trong khu vực xảy ra cơn bão tiền tệ, vả lại có những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh khủng hoảng tài chính điều có tại Việt Nam.
    Nền kinh tế phát triển cao, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả kinh tế kém, năng suất lao động thấp đặc biệt là trong doanh nghiệp nhà có khoảng 63% doanh nghiệp nhà nước hoạt nđộng không có hiệu quả, trong đó có 35% doanh nghiệp nhà nước thua lỗ.
    Đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực bất động sản (khách sạn nhà hàng, văn phòng cho thuê,đất đai ) đến nay đã có dầu hiệu cung vượt cầu.
    Hệ thống ngân hàng yếukém, chất lượng tín dụng yếu kém, nợ quá hạn cao (năm 1997 tại các ngân hàng tại các ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh là 19,3%, cả nước khoảng 10%) Ngân sách nhà nước bội chi ở cấp độ cao năm 1997 là 3,5% GDP tăng gấp 3 lần so với năm 1996 (1,2% GDP).
    Cán cân thương mại nhập siêu với mức gia tăng năm 1994 là 1771,8 triệu USD, năm 1995 là 2706,5 triệu USD, năm 1996 là 3859,3 triệu USD, năm 1997 là 2370 triệu USD, làm cho cán cân vãng lai thâm hụt ở tỷ lệ lớn, năm 1996 là 11,2% GDP, năm 1997 là 5,5% GDP. Nợ nước ngoài trên 8 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ thấp: năm 1995là 1798 triệ USD, năm 1997 là 2260 triệu USD tương đương 10 lần xuất khẩu.
    Tỷ giá hối đoái được giữ gần như cố định với USD trong 3 năm 1994- 1995- 1996 với tỷ giá 11000VND/USD, trong khi USD liên tục tăng giá so với ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế.
    Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán thứ cấp đồng tiền VN chưa được tự do chuyển đổi, chính sách quản lý ngoại hối khá chặt chẽ, đầu tư nước ngoài chủ yếu là đầu tư trưc tiếp (FDI ) cho nên họ không thể rút vốn ồ ạt như ở Thái Lan. Từ đó ảnh hưởng của “cơn bão tiền tệ” đến kinh tế tài chính Việt Nam sẽ không lớn, nếu có biện pháp đề phòng và đối phó thích hợp.

     
Đang tải...