Luận Văn Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG


    Luận văn dài 69 trang
    Hiện nay, lĩnh vực Ngân hàng được xem là lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế. Hàng loạt các ngân hàng thương mại ra đời, theo đó các ngân hàng cũng cạnh tranh với nhau rất mạnh mẽ từ mô hình tổ chức, cơ cấu nghiệp vụ, phát triển mạng lưới, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới . Chính điều này đã góp phần thiết thực vào sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội, trở thành là nền kinh tế huyết mạch trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước nhà.Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều tranh chấp nhất trong các loại tranh chấp kinh doanh thương mại. Bởi vì, bản chất của hoạt động tín dụng là sự tín nhiệm lẫn nhau giữa một bên là tổ chức tín dụng và bên còn lại là khách hàng vay tiền. Hơn nữa đối tượng trong quan hệ này cũng khá đặc biệt đó là một lượng tiền nhất định. Theo đó “hợp đồng tín dụng” là sự thỏa thuận giữa một bên là tổ chức tín dụng một bên là khách hàng vay về việc tổ chức tín dụng sẽ cho khách hàng vay một số tiền nhất định trong một thời gian xác định và sau thời gian đó người vay có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức tín dụng kèm theo một khoản lãi (nếu có). Cho nên, hoạt động này được xem là có rủi ro cao thường xảy ra các tranh chấp do khách hàng vay không thanh toán được nợ hoặc bên cho vay bội ước khi không thực hiện đúng các cam kết của mình, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặt khác, những vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng thường rất lớn cả về tính chất của vụ án (liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau .) cho đến số tiền tranh chấp cũng không nhỏ. Từ thực tế này cần phải có một giải pháp căn cơ, lâu dài và triệt để nhằm hạn chế các tranh chấp như vừa nêu. Làm được điều này sẽ có ý nghĩa to lớn cho hoạt động tín dụng ngày càng phát triển đúng hướng, lành mạnh, an toàn . Bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia. Xuất phát từ lý do đó, người viết đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng” để nghiên cứu.Nội dung của đề tài gồm hai chương Chương một: Những vấn đề chung về hợp đồng tín dụng và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.Trong chương này người viết sẽ trình bày các khái niệm chung nhất về một hợp đồng tín dụng, tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng tín dụng, tìm hiểu ý nghĩa của việc thiết lập hợp đồng tín dụng trong đời sống hàng ngày. Đồng thời, nghiên cứu những nội dung cơ bản của một hợp đồng dân sự nói chung và một hợp đồng tín dụng nói riêng. Chương hai: Một số thực trạng và đề xuất nhằm góp phần hạn chế tranh chấp có thể phát sinh trong hợp đồng tín dụng hiện nay. Đây là chương mà tác giả trình bày cụ thể thực trạng của hoạt động tín dụng cũng như một số nguyên nhân phát sinh tranh chấp trên thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng, sau khi đã nghiên cứu những nội dung cơ bản của một hợp đồng. Qua đó, người viết có đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế các tranh chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng tín dụng.Ngoài ra, trong phần Phụ lục người viết còn đưa một số vụ tranh chấp điển hình đã xảy ra trên thực tế và bình luận các vụ việc đó theo quan điểm đã trình bày trong đề tài nghiên cứu này. Với mong muốn cung cấp thêm các thông tin có liên quan đến tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Mặt khác, tạo cho đề tài nghiên cứu thêm phong phú và sinh động.Tuy nhiên, đây là đề tài mới, trong chương trình học cũng chưa được chú trọng đến vấn đề mà tác giả nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của người viết vẫn còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, mong nhận được sự thông cảm và đóng góp chân thành của quý Thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp.Cuối cùng, người viết xin chân thành cảm ơn các Cán bộ của Khoa Luật, đặc biệt cảm ơn Cô Lê Huỳnh Phương Chinh đã tư vấn, hướng dẫn tìm kiếm tài liệu và giúp đỡ nhiệt tình để đề tài luận văn được thực hiện và hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ TRANH CHẤP
    PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
    1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 4
    1.1Khái niệm tín dụng 4
    1.2 Khái niệm về hợp đồng tín dụng và tranh chấp
    phát sinh từ hợp đồng tín dụng 5
    1.2.1 Khái niệm về hợp đồng tín dụng .5
    1.2.2 Ý nghĩa của hợp đồng tín dụng 8
    1.2.3 Khái niệm về tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng 9
    2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 10
    2.1 Chủ thể tham gia trong hợp đồng tín dụng .10
    2.1.1 Bên cho vay .11
    2.1.1.1 Điều kiện về tư cách chủ thể .11
    2.1.1.2 Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay .12
    2.1.2 Bên vay 13
    2.1.2.1 Điều kiện về tư cách chủ thể: .13
    2.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên vay: .14
    2.2 Đối tượng của hợp đồng 15
    2.2.1 Điều kiện liên quan đến đối tượng của hợp đồng tín dụng .15
    2.2.2 Thời hạn sử dụng vốn vay .16
    2.2.2.1 Điều kiện chung về thời hạn sử dụng vốn vay: 16
    2.2.2.2 Những yếu tố phát sinh gắn liền với thời hạn sử dụng vốn vay: 17
    2.2.3 Phương thức giải ngân và phương thức trả nợ gốc và lãi. .18
    2.2.3.1 Phương thức giải ngân. 18
    2.2.3.2 Phương thức trả nợ .18
    2.3 Tài sản bảo đảm việc thanh toán 19
    2.4 Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp 21
    3. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ SỰ THAY ĐỔI
    CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 22
    3.1 Khái niệm về hiệu lực Hợp đồng tín dụng. 22
    3.2 Các điều kiện để xác định Hợp đồng tín dụng có hiệu lực. 22
    3.3 Sự thay đổi, chấm dứt Hợp đồng tín dụng 24
    CHƯƠNG 2
    MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ TRANH CHẤP
    CÓ THỂ PHÁT SINH TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
    1. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ LÝ GIẢI VỀ TRANH
    CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG HIỆN NAY 26
    1.1 Thực trạng tranh chấp hợp đồng tín dụng 26
    1.2 Lý giải vấn đề tranh chấp hợp đồng tín dụng từ góc độ pháp lý và thực tiễn. .26
    1.2.1 Vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng liên
    quan đến việc giải ngân không đúng quy định. .26
    1.2.2 Vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
    liên quan đến thanh toán nợ gốc và lãi suất 29
    1.2.3 Vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
    liên quan đến thỏa thuận về bảo đảm thanh toán và xử lý nợ tín dụng. .32
    1.2.4 Vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
    có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng: 38
    1.2.5 Vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
    có liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng tín dụng: 42
    1.2.6 Vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
    bị tác động từ yếu tố khác .43
    2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ
    TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 45
    2.1 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm hạn
    chế tranh chấp phát sinh trong hợp đồng tín dụng. 45
    2.1.1 Quy định của pháp luật về lãi suất cho vay: 45
    2.1.2 Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay, chế định
    đăng lý giao dịch bảo đảm: 47
    2.1.3 Về hiệu lực của hợp đồng tín dụng: .49
    2.2 Về yêu cầu thực tiễn để hạn chế tranh chấp phát sinh
    từ hợp đồng tín dụng: .49
    KẾT LUẬN 54
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...