Chuyên Đề Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ viễn

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ viễn thông của công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG DO LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT VƯƠNG

    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã chứng minh rằng tất cả các quốc gia đều đã từng đối mặt với lạm phát và Việt Nam cũng như một phần tất yếu trong guồng quay của sự phát triển kinh tế đã phải đối mặt với vấn đề lạm phát. Song song với việc phát triển kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú thì tình hình lạm phát càng diễn biến bất thường và không tuân theo các quy luật kinh tế. Đặc biệt là Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới thì vấn đề lạm phát lại càng trở nên cấp thiết và nóng bỏng. Giai đoạn 1995-2007 Việt Nam kiềm chế được lạm phát ở mức một con số, nói chung chúng ta đã kiểm soát lạm phát tương đối tốt trong thời gian này. Nhưng từ tháng 12 năm 2007 do tình hình phát triển chung của nền kinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tình hình lạm phát trở nên bất thường và lên đến 2 con số, đặc biệt tỷ lệ lạm phát năm 2008 là 19,89%, năm 2009 lạm phát xuống mức 1 con số, đến năm 2010 tỷ lệ lạm phát lại ở mức 2 con số, sự phát triển kinh tế ở Việt Nam trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết trong quá trình hội nhập. Gần đây, lạm phát đang có dấu hiệu quay trở lại, biểu hiện rõ nhất là giá xăng dầu tăng mạnh kéo theo nhiều mặt hàng khác tăng giá.
    Khi lạm phát tăng cao sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng. Lạm phát tác động đến tất cả mọi thành phần kinh tế của xã hội như: tác động đến phân phối thu nhập, tác động đến cơ cấu kinh tế, tác động đến hiệu quả kinh tế, làm giảm uy tín của quốc gia trên trường quốc tế. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức, phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. Do đó, lạm phát là một vấn đề cấp thiết đối với toàn thể một quốc gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống.
    Vừa qua Ngân hàng nhà nước thực hiện những chính sách quyết liệt để kiểm soát lạm phát như: điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Các biện pháp này có mục đích ngăn chặn nguy cơ về lạm phát và bong bóng tài sản. Nhiều chuyên gia trong nước và ngoài nước cảnh báo lạm phát có chiều hướng diễn biến tăng lên trong một vài năm tới do những bất ổn vĩ mô. Đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô hợp lý.
    Ngoài những vấn đề cấp thiết của nền kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá thì vấn đề lạm phát nổi cộm lên như một vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương, qua tìm hiểu, điều tra, phỏng vấn tổng thể thì tất cả mọi người đều chung quan điểm là lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng.
    Do đó, tôi xin mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ viễn thông của công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương” để có cái nhìn sâu rộng hơn về ảnh hưởng của lạm phát nói chung và doanh nghiệp nói riêng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để khắc phục lạm phát thúc đẩy nền kinh tế.
    1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI:
    Nghiên cứu đề tài nêu trên cần tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
    Tổng quan về lạm phát nói chung.
    Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm vừa qua, cụ thể là giai đoạn 2007-2010.
    Nguyên nhân và những tác động của lạm phát.
    Lấy ví dụ ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ viễn thông của công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương.
    Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ viễn thông của công ty.
    1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về lạm phát, đặc biệt tập trung chủ yếu vào lý luận và đề xuất các giải pháp nhằm giảm ảnh thiểu hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đi vào thực tiễn lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2010.
    Phân tích tác động của lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng, từ đó đưa ra hướng giải pháp để hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty.
    Tìm ra tính quy luật phổ biến sự diễn biến phức tạp của lạm phát ở một quốc gia đang phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam.
    Nâng cao sự hiểu biết về lạm phát và góp phần hoàn thiện các chính sách vĩ mô của nhà nước.
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    Phạm vi về vấn đề nghiên cứu:
    Nghiên cứu về tình hình lạm phát tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2010. Ảnh hưởng của lạm phát đến các yếu tố: chi phí kinh doanh, giá sản phẩm, doanh thu của công ty và lợi nhuận của công ty. Một số biện pháp nhằm làm giảm ảnh hướng tiêu cực của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty.
    Phạm vi về chủ thể nghiên cứu:
    Công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương giai đoạn 2007-2010
    Phạm vi ngành sản phẩm:
    Hoạt động kinh doanh Thương mại Dịch vụ Viễn thông của công ty, chủ yếu là mặt hàng vật tư viễn thông phục vụ cho các đối tác.
    1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
    1.5.1. Một số lý luận cơ bản về lạm phát:
    1.5.1.1.Các quan điểm về lạm phát:
    Các Mác cho rằng : “Lạm phát là việc tràn đầy các kênh các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt”. Ông nêu lên ý kiến lạm phát là” bạn đường” của chủ nghĩa tư bản, ngoài việc bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống.
    Lênin cho rằng : “ Lạm phát là hiện tượng xảy ra do ý muốn chủ quan của chủ nghĩa tư bản gây nên”
    Paul Samuelson lại cho rằng “ Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung”. Theo ông, “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và phí tăng- giá bánh mỳ, dầu xăng , xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”
    Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
    Nhìn chung ta có thể thấy được lạm phát là sự mất giá tương đối lâu dài và liên tục của đồng tiền so với các mặt hàng, ngoại tệ, vàng bạc. Nó biểu hiện qua sự tăng giá liên tục lâu dài của mức giá chung.
    1.5.1.2. Thước đo của lạm phát:
    Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một “ mức giá cả trung bình” gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
    Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát. vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: chỉ số giá tiêu dùng CPI – Consumer Price Index; chỉ số giá sản xuất PPI – Producer Price Index; chỉ số giảm phát GDP, trong đó:
     
Đang tải...