Luận Văn Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (HOÀN CHỈNH, CÓ TÀI LIỆU THAM KHẢO, COPY, CHỈNH SỬA DỄ DÀNG)

    LỜI MỞ ĐẦU

    Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, yêu cầu tất yếu cần phải có những nổ lực vượt bậc về mọi mặt với nhiều giải pháp mạnh hơn thì Việt Nam mới có thể theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

    Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt mà hàng hóa kinh doanh chính là tiền tệ và luôn phải đối mặt với rủi ro ở tất cả các nghiệp vụ của Ngân hàng, trong đó nghiệp vụ tín dụng – nguồn thu nhập cơ bản của ngân hàng – tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và lại thường xuyên xảy ra, đặc biệt, rủi ro kinh doanh trong Ngân hàng lại là rủi ro hệ thống, sự suy yếu của một Ngân hàng có thể kéo theo sự sụp đổ của toàn ngành. Do đó, vấn đề phòng ngừa rủi ro được các Ngân hàng thương mại đặt lên hàng đầu. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro luôn được hoàn thiện để đáp ứng với sự chuyển biến của nền kinh tế, nhưng không vì thế mà rủi ro không xảy ra. Nếu những rủi ro từ yếu tố chủ quan của Ngân hàng có thể khắc phục, thì rủi ro do môi trường kinh doanh chưa tốt là điều mà Ngân hàng phải gánh chịu.

    Vấn đề đặt ra cho Ngân hàng là làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của rủi ro từ những nguyên nhân khách quan. Do vậy, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)” làm đề tài nghiên cứu trong thời gian thực tập và cũng chọn là nội dung chuyên đề tốt nghiệp của mình.

    Nội dung đề tài gồm 3 chương:

    Chương I: Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Vạn Hạnh, qui mô hoạt động và kết quả đạt được trong thời gian gần đây của Ngân hàng.

    Chương II: Trình bày Thực trạng hoạt động Tín dụng, tình hình nợ quá hạn hiện nay và thực tiễn xử lý nợ quá hạn tại ACB.

    Chương III: Đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tại ACB.

    Do khả năng kiến thức có hạn và thiếu kinh nghiệm công tác nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình phân tích, rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô và các Anh, Chị tại PGD Vạn Hạnh để đề tài của em được hoàn thiện.



    CHƯƠNG I:

    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) – PGD VẠN HẠNH

    1.1 Giới thiệu sơ lược Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.

    1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

    1.1.1.1 Lịch sử hình thành:

    Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. ACB là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam đăng ký hoạt động tại Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. NHTM Cổ phần Á Châu tên giao dịch quốc tế là Asia Commercial Bank (gọi tắc là ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GD do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 24/04/1993 quyết định thành lập số 533/QĐ-WB do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/06/1993 với thời hạn hoạt động 50 năm. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với 27 thành viên góp vốn.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...