Luận Văn Một số giải pháp nhằm góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng đầu tư và phát

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Một số giải pháp nhằm góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang

    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài

    Vốn là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khách hàng và nền kinh tế, đòi hỏi các Tổ chức tín dụng (TCTD) phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động.
    Với chức năng trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, các TCTD trên địa bàn Thành Phố Rạch Giá đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút khách hàng và người dân gửi tiền vào Ngân hàng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng và nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, là áp lực đòi hỏi các TCTD phải có chiến lược huy động vốn dài hạn, với các kế hoạch triển khai cụ thể trong từng thời kỳ, phù hợp với diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường, đảm bảo tạo ra nguồn vốn huy động đa dạng, với khả năng chủ động cao trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng – doanh nghiệp và nền kinh tế, nhu cầu vốn cho phát triển các dự án thuộc các chương trình kinh tế lớn của đất nước nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng.
    Với những lý do và tính chất cần thiết nêu trên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang” cho khóa luận tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nội dung chủ yếu của đề tài là phân tích tình hình huy động vốn trong 3 năm tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang và từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập số liệu từ các tài liệu có liên quan tại cơ quan thực tập: bảng cân đối chi tiết và báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006.
    - Phương pháp so sánh: để xem xét tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trong thời gian qua.
    - Phương pháp tỷ trọng: để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu.
    - Phương pháp tỷ số: để xem xét kết quả hoạt động của Ngân hàng.
    - Tham khảo tài liệu, tạp chí Ngân hàng
    4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Phạm vi hoạt động của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Nhưng với bất kỳ hoạt động nào của Ngân hàng cũng đều có mục đích thúc đẩy phát triển nền kinh tế và mang lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không thể đi sâu vào các hoạt động của Ngân hàng, mà chỉ tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn của Ngân hàng và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.



    1.2.1 MỞ ĐẦU 1
    2.2.1 Chương 1: 3
    2.1 . Khái niệm về nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại: 3
    2.2 1.2. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 3
    2.3 1.3. Các hình thức huy động của Ngân hàng thương mại: 4
    2.3.1 Tiền gửi thanh toán: 4
    2.3.2 Tiền gửi tiết kiệm: 4
    2.3.3 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: 5
    2.3.4 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 5
    2.3.5 Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng: 6
    2.3.6 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: 7
    2.3.7 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá: 8
    2.3.8 Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn: 9
    2.3.9 Phát hành giấy tờ có giá dài hạn: 10
    2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn: 10
    3.2.1 Chương 2: 13
    3.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang 13
    3.1.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Kiên Giang 13
    3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang 14
    3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động 15
    3.1.4 Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 20
    3.1.5 Những thành tựu, thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong những năm qua 21
    3.2 Thực trạng huy động vốn và tình hình sử dụng vốn của NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang 24
    3.2.1 Thực trạng huy động vốn của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang 24
    3.2.2 Lãi suất huy động 24
    3.2.3 Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh 26
    3.2.4 Thực trạng huy động vốn chung của Chi nhánh 26
    3.2.5 Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh trong 3 năm: 36
    3.2.6 Tình hình cho vay của Chi nhánh 37
    3.2.7 Tình hình thu nợ của Chi nhánh: 38
    3.2.8 Tình hình dư nợ của Chi nhánh 39
    3.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại Chi Nhánh: 43
    3.3.1 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường vốn: 45
    3.3.2 Cán bộ làm công tác nguồn vốn: 46
    3.3.3 Những thông tin về hoạt động của Ngân hàng: 46
    3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong huy động vốn tại Chi nhánh: 47
    4.2.1 Chương 3: 49
    4.1 Phương hướng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Kiên Giang: 49
    4.2 Giải pháp về huy động vốn: 50
    4.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo hoạt động Ngân hàng: 51
    4.2.2 Có chiến lược riêng về khách hàng: 52
    4.2.3 Mở rộng mạng lưới giao dịch: 53
    4.2.4 Đa dạng hoá các hình thức huy động: 54
    4.2.5 Mở nhiều đợt khuyến mãi cho khách hàng: 57
    4.2.6 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên: 58
    4.3 Một số kiến nghị: 59
    5.2.1 KẾT LUẬN 62


     
Đang tải...