Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch Đồng Nai đến năm 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch Đồng Nai đến năm 2015


    MỤC LỤC
    Trang
     TRANG PHỤ BÌA
     LỜI CAM ĐOAN
     LỜI CẢM ƠN
     MỤC LỤC
     DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
     DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH 4
    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH 4
    1.1.1. Khái niệm du lịch 4
    1.1.2. Sản phẩm du lịch . 5
    1.1.3. Khách du lịch (Visitors) . 6
    1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế du lịch . 7
    1.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH . 8
    1.2.1. Khái niệm 8
    1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch 8
    1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH CHỦ YẾU 15
    1.3.1. Du lịch triển lãm, hội nghị và hội thảo (Mice) 15
    1.3.2. Du lịch nghĩ dưỡng 15
    1.3.3. Du lịch tham quan 16
    1.3.4. Du lịch chữa bệnh 16
    1.3.5. Du lịch thể thao 17
    1.3.6. Du lịch sinh thái . 17
    1.3.7. Du lịch văn hóa 18
    1.4. NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU
    LỊCH . 18
    1.4.1. Môi trường Vĩ mô 18
    1.4.2. Môi trường Vi mô 19
    1.5. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI 21
    1.5.1. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế . 21
    1.5.2. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển xã hội 22
    1.6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DU LỊCH . 24
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỒNG NAI TRONG
    GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 . 27
    2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN . 27
    2.1.1. Vị trí địa lý . 27
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 27
    2.1.2.1. Địa hình . 27
    2.1.2.2. Tài nguyên nước 28
    2.1.2.3. Tài nguyên rừng 29
    2.1.3. Tài nguyên nhân văn . 30
    2.1.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể . 30
    2.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể . 30
    2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI
    ĐOẠN 2008 – 2010 32
    2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế . 33
    2.2.2. Tình hình phát triển xã hội 34
    2.2.2.1. Dân số và dân tộc 34
    2.2.2.2. Nguồn lao động . 35
    2.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU
    LỊCH . 35
    2.3.1. Cơ sở hạ tầng . 35
    2.3.1.1. Hệ thống giao thông 35
    2.3.1.2. Bưu chính viễn thông 36
    2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 36
    2.3.2.1. Cơ sở lưu trú 36
    2.3.2.2. Cơ sở ăn uống 38
    2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008 –
    2010 38
    2.4.1. Doanh thu du lịch 38
    2.4.2. Khách du lịch . 39
    2.4.3. Quản lý Nhà Nước về du lịch 43
    2.4.4. Hoạt động tài chính 44
    2.4.5. Nguồn nhân lực . 45
    2.4.6. Hoạt động Marketing . 46
    2.4.6.1. Nghiên cứu thị trường . 46
    2.4.6.2. Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) 47
    2.4.7. Nghiên cứu phát triển 54
    2.4.8. Hệ thống thông tin . 55
    2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỒNG NAI 56
    2.5.1. Những ưu điểm 56
    2.5.2. Những nhược điểm 57
    2.6. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    ĐỒNG NAI . 59
    2.6.1. Môi trường vĩ mô . 59
    2.6.2. Môi trường vi mô . 62
    2.6.3. Nhận định những cơ hội và thách thức của du lịch Đồng Nai 63
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU
    LỊCH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015 66
    3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG NAI ĐẾN
    2015 66
    3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai . 66
    3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai . 66
    3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 66
    3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 67
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG
    NAI ĐẾN NĂM 2015 . 67
    3.2.1. Nhóm giải pháp tận dụng ưu điểm 67
    3.2.1.1. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm . 67
    3.2.1.2. Giải pháp Khai thác và mở rộng thị trường 70
    3.2.1.3. Giải pháp liên kết phát triển du lịch 71
    3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế nhược điểm 72
    3.2.2.1. Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du
    lịch 72
    3.2.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch . 75
    3.2.2.3 Giải pháp Marketing du lịch 77
    3.2.2.4. Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch . 78
    3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ . 80
    3.2.3.1. Giải pháp xã hội hóa công tác phát triển du lịch . 80
    3.2.3.2. Giải pháp tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch . 81
    3.3. KIẾN NGHỊ . 82
    3.3.1. Đối với trung ương 82
    3.3.2. Đối với địa phương 83
    KẾT LUẬN 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ lâu, du lịch được xem là một sứ giả của hòa bình, giúp cho con người có
    sự hiểu biết về nền văn minh – văn hóa của các dân tộc, và tạo ra sự gần gũi giữa
    con người với thiên nhiên, giữa các dân tộc với nhau. Ngày nay, với xu hướng toàn
    cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế, du lịch được xem là một ngành kinh tế phát
    triển năng động nhất trên thế giới, thu hút được hầu hết các quốc gia tham gia vì
    những lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội mà ngành này đem lại.
    Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi du lịch là một ngành kinh tế
    quan trọng, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mở ra
    nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thực hiện nhanh các mục tiêu: xóa đói
    giảm nghèo, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và mở rộng mối quan hệ
    ngoại giao với các nước trên thế giới. Sự phát triển của ngành du lịch còn có tác
    dụng hữu hiệu trong việc quảng bá với thế giới về hình ảnh đất nước, con người và
    nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.
    Nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của phía Nam, Đồng Nai có
    nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.
    Có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với các trung tâm du lịch lớn của vùng, sở hữu
    nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng trên cả hai mặt tự nhiên và nhân văn,
    có thể nói tiềm năng du lịch của Đồng Nai là rất lớn.
    Tuy nhiên, những kết quả đạt được của du lịch Đồng Nai trong thời gian qua
    còn rất hạn chế, quy mô và chất lượng của sản phẩm du lịch chưa đáp ứng được nhu
    cầu ngày càng đa dạng của du khách, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc
    thù, đầu tư khai thác du lịch chưa đúng mức, chất lượng của đội ngũ lao động còn
    thấp nhìn chung, du lịch Đồng Nai chưa phát huy được hết những tiềm năng và
    lợi thế của mình để tạo ra những bước phát triển rõ nét, góp phần đáng kể vào sự
    phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh.
    2
    Xuất phát từ thực tiễn trên và với mong muốn đóng góp một phần nhỏ những
    kiến thức, công sức vào sự phát triển chung của ngành du lịch, tác giả đã chọn đề tài
    nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch Đồng Nai đến
    năm 2015” cho bài luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động du lịch.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai
    đoạn 2008 – 2010, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch
    Đồng Nai đến năm 2015.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về không gian: trong phạm vi tỉnh Đồng Nai với mối tương tác với
    hoạt động du lịch của các địa bàn lân cận.
    - Phạm vi về thời gian: từ năm 2008 đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
     Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
    Thu thập các tài liệu liên quan đến các hoạt động du lịch Việt Nam nói chung
    và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, bài viết,
    internet, các nghiên cứu du lịch, văn bản của Chính phủ, sở Văn hóa Thể thao và Du
    lịch Đồng Nai, Niên giám thống kê Đồng Nai 2010
     Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
    Lập bảng điều tra về sự cảm nhận của du khách đối với du lịch Đồng Nai
    - Đối tượng điều tra: khách du lịch
    - Phương pháp điều tra: gửi trực tiếp, phỏng vấn, Email, gửi bưu điện.
    - Số lượng mẫu điều tra: 50 mẫu
    - Công cụ sử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm Excel
    3
    6. Kết quả đạt được
     Hệ thống hóa các kiến thức về du lịch như: Khái niệm du lịch, khách du lịch,
    sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch , vai trò của ngành
    du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
     Đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch và các nguồn lực phát triển du lịch.
     Nhận định những ưu điểm và nhược điểm của du lịch Đồng Nai
     Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai
    đến năm 2015.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
    Chương I: cơ sở lý luận về du lịch
    Chương II: thực trạng hoạt động du lịch Đồng Nai trong giai đoạn 2008 – 2010
    Chương III: một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai
    đến năm 2015
    4
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
    1.1.1. Khái niệm du lịch
    Hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ
    rất nhanh, song cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các
    quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Đúng như Giáo sư, Tiến sỹ
    Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “ Đối với
    du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
    Bản thân khái niệm “du lịch” đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của
    con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Tuy nhiên, du lịch là hiện tượng
    kinh tế, xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển nội dung của nó không ngừng
    được mở rộng và ngày thêm phong phú. Từ các cách tiếp cận khác nhau và dưới các
    góc độ khác nhau, nhiều quan điểm về du lịch đã được đưa ra như sau [4, tr.5-16]:
    Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: “Du lịch là
    sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với
    mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính”.
    Trong đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học
    về du lịch đã chấp nhận định nghĩa của Giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ
    Krapf – hai người được coi là những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du
    lịch đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và hiện
    tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa
    phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng
    đến hoạt động kiếm lời”.
    Ông Michael Coltman (người Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về
    du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục
    vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và
    chính quyền nơi đón khách du lịch”.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 (2009), Báo cáo diện tích rừng và đất lâm nghiệp các
    Tỉnh Nam Bộ năm 2009,
    2. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai (2010), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, Cục
    thống kê tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai.
    3. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2008), Chiến lược và chính sách kinh
    doanh, NXB Lao động – Xã hội,
    4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB
    Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, Hà Nội.
    5. Luật số 44/2005/QH11 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 của Quốc Hội khóa XI
    (2005), Luật Du lịch Việt Nam,
    6. Phạm Trung Lương (2003), Quản lý phát triển du lịch biển: Dự án bảo tồn biển
    Hòn Mun,
    7. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình quản trị kinh doanh
    lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, Hà Nội.
    8. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2008), Marketing du lịch, NXB Hồng Đức,
    Tp.HCM.
    9. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
    Hà Nội.
    10. Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ,
    Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010,
    11. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai (2010), Kết quả thực hiện kế hoạch phát
    triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010,
    12. Thời báo kinh tế Việt Nam (2011), Kinh tế 2010 – 2011 Việt Nam Và Thế Giới,
    Hội kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
    13. Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng Nai (2011), Báo cáo kết quả hoạt động văn
    hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2006 – 2010, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng
    Nai, Đồng Nai.
    14. UBND tỉnh Đồng Nai (2011), Chương trình công tác dân tộc giai đoạn 2011 –
    2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai.
    15. UBND tỉnh Đồng Nai (2005), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến
    năm 2010 và định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai.
    16. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo Dục,
    tỉnh Thái Nguyên.
    17. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009), “Tài nguyên du lịch”, NXB Giáo
    Dục, Hà Nội.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ WEBSITE
    18. Báo điện tử Trung ương hội khuyến học Việt Nam,
    http://dantri.com.vn/c25/s36-435325/viet-nam-trong-10-diem-den-an-toan-nhatkhu-vuc.htm.
    19. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam
    http://dddn.com.vn/20100907110344875cat101/dong-nai--van-hap-dan-fdi.htm.
    20. Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai,
    http://hdnd.dongnai.gov.vn/anpham/mlnewsfolder.2009-10-29.6615319736/mlnews.2009-10-29.4989216391.
    21. Viện nghiên cứu phát triển du lịch,
    http://www.itdr.org.vn/details_news-x-83.vdl.
    22. Website Vườn Quốc Gia Cát Tiên,
    http://namcattien.vn/list.aspx?cat=002003.
    23. Website Vườn Quốc Gia Cát Tiên,
    http://namcattien.vn/show.aspx?cat=002004&nid=183.
    24. Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai,
    http://ttxtdldongnai.vn/home/index.php?mod=about&func=view_cat&cid=204&id=
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...