Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Logistics Tín Nghĩa đến năm 2020


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Điểm mới của đề tài 4
    6. Bố cục của đề tài . 4
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
    DOANH . 5
    1.1 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 5
    1.1.1 Khái niệm chiến lược và hoạch định chiến lược . 5
    1.1.2 Vai trò và tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh . 6
    1.1.3 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện . 6
    1.1.4 Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh . 6
    1.1.4.1 Sứ mạng và hệ thống mục tiêu chiến lược . 6
    1.1.4.2 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp . 8
    1.1.4.3 Hoạch định chiến lược và lựa chọn chiến lược . 12
    1.2 CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 16
    1.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) . 16
    1.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) . 17
    1.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 18
    1.2.4 Ma trận kết hợp SWOT . 18
    1.2.5 Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng QSPM 20
    1.3 TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ LOGISTICS . 21
    1.3.1 Khái niệm Logistics và dịch vụ kinh doanh Logistics . 21
    1.3.2 Phân loại logistics . 23
    1.3.3 Vai trò của logistics . 24
    1.3.4 Xu hướng phát triển của logistics . 25
    1.3.5 Quản trị logistics . 25
    1.3.5.1 Sự cần thiết phải quản trị logistics 26
    1.3.5.2 Nội dung quản trị logistics 26
    1.3.5.3 Chi phí logistics và phân tích tổng chi phí logistics . 26
    1.3.5.4 Hoạch định chiến lược logistics . 26
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 27
    CHƯƠNG 228: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
    CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS TÍN NGHĨA . 28
    2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS TÍN NGHĨA . 28
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 28
    2.1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Công ty 29
    2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 29
    2.1.2.2 Chức năng kinh doanh . 30
    2.1.2.3 Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Công ty . 31
    2.1.3 Quá trình hoạt động và cơ cấu tổ chức 32
    2
    2.1.3.1 Quá trình hoạt động . 32
    2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức . 33
    2.1.4 Các mối quan hệ trong, ngoài tỉnh và quốc tế . 34
    2.1.5 Chiến lược kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 34
    2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY CỔ PHẦN
    LOGISTICS TÍN NGHĨA 35
    2.2.1 Môi trường vĩ mô . 35
    2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế 35
    2.2.1.2 Các yếu tố Chính trị và luật pháp 38
    2.2.1.3 Các yếu tố xã hội . 40
    2.2.1.4 Các yếu tố tự nhiên 40
    2.2.1.5 Các yếu tố công nghệ và kỹ thuật 43
    2.2.1.6 Các yếu tố về hội nhập quốc tế 44
    2.2.2 Môi trường vi mô (môi trường ngành) 46
    2.2.2.1 Những khách hàng . 47
    2.2.2.2 Những nhà cung cấp 49
    2.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh . 50
    2.2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn mới . 57
    2.2.2.5 Sản phẩm thay thế 58
    2.2.3 Xây dựng ma trận EFE 59
    2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN
    LOGISTICS TÍN NGHĨA 61
    2.3.1 Nguồn nhân lực và hệ thống thông tin quản lý 61
    2.3.2 Qui trình công nghệ, máy móc thiết bị, quản lý sản xuất 63
    2.3.3 Nguồn lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh . 63
    2.3.4 Phân tích hoạt động của các bộ phận chức năng . 65
    2.3.4.1 Sản xuất (hoạt động cung ứng dịch vụ) . 65
    2.3.4.2 Quản trị nguyên vật liệu và hàng tồn kho 67
    2.3.4.3 Marketing . 68
    2.3.4.4 Nghiên cứu và phát triển (R&D) . 70
    2.3.4.5 Chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi . 70
    2.3.5 Xây dựng ma trận IFE . 71
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 73
    CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY
    CP LOGISTICS TÍN NGHĨA ĐẾN NĂM 2020 74
    3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN 2020 . 74
    3.2 SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
    PHẦN LOGISTICS TÍN NGHĨA ĐẾN NĂM 2020 . 76
    3.2.1 Sứ mạng . 76
    3.2.2 Mục tiêu phát triển . 77
    3.3 HOẠCH ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC . 77
    3.3.1 Hoạch định các chiến lược thông qua phân tích ma trận SWOT . 77
    3.3.1.1 Các chiến lược nhằm phát huy những điểm mạnh để khai thác các cơ
    hội (kết hợp SO) 78
    3.3.1.2 Các chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bằng cách tận dụng các
    cơ hội bên ngoài (kết hợp WO) . 80
    3
    3.3.1.3 Các chiến lược nhằm phát huy những điểm mạnh để ứng phó với những
    nguy cơ (kết hợp ST) . 81
    3.3.1.4 Các chiến lược phòng thủ nhằm ứng phó với những nguy cơ trong điều
    kiện công ty có những điểm yếu (kết hợp WT) . 82
    3.3.2 Lựa chọn chiến lược qua ma trận QSPM . 84
    3.3.2.1 Ma trận QSPM nhóm SO . 84
    3.3.2.2 Ma trận QSPM nhóm ST . 85
    3.3.2.3 Ma trận QSPM nhóm WO . 86
    3.3.2.4 Ma trận QSPM nhóm WT 87
    3.3.3 Các giải pháp để thực hiện chiến lược . 88
    3.3.3.1 Giải pháp về đầu tư và tài chính 89
    3.3.3.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực . 90
    3.3.3.3 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh . 91
    3.3.3.4 Ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và kinh doanh . 92
    3.3.3.5 Tìm kiếm đối tác để tiến hành liên doanh, liên kết 92
    3.3.3.6 Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) 93
    3.3.3.7 Tổ chức lại lĩnh vực kinh doanh kho, cảng và logistics 93
    3.3.3.8 Nâng cao hiệu quả marketing và chăm sóc khách hàng 94
    3.4 KIẾN NGHỊ 95
    3.4.1 Đối với Nhà nước 95
    3.4.2 Đối với tỉnh Đồng Nai . 96
    3.4.3 Đối với các hiệp hội . 96
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 97
    KẾT LUẬN 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Logistics là một hoạt động tổng hợp, mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá
    trình này có tầm quan trọng, quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp
    và thương mại ở mỗi quốc gia. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo về
    thời gian và chất lượng cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác,
    mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
    Trong xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới,
    tạo điều kiện cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển
    mạnh mẽ và đương nhiên sẽ dẫn đến bước phát triển mới của Logistics. Vài thập kỷ
    gần đây, Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả rất tốt ở
    nhiều nước trên thế giới, như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Trong
    những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thuật ngữ Logistics được nhắc đến nhiều
    ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và đặc biệt phát triển rất mạnh ở Singapore.
    Tại Việt Nam thị trường logistics là một mảng thị trường vẫn còn khá mới mẻ,
    khái niệm logistics được du nhập trước hết từ sự xuất hiện các công ty logistics
    nước ngoài mà điển hình là APL Logistics, Maersk Logistics, Exel, Frizt
    Forwarding . Về hành lang pháp lý, thực ra logistics mới chỉ được công nhận là
    một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày
    01/01/2006. Đến tháng 9/2007 Chính phủ ban hành Nghị định 140/2007/NĐ-CP
    “Quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ
    logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics”.
    Cùng với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo quyết định
    số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006. Đồng Nai là một trong 8 tỉnh/thành phố của
    vùng và là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ đi đầu trong sự
    nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xét về vị trí địa lý, Đồng Nai nằm trên các
    trục giao thông đầu mối quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và trong
    tương lai hệ thống đường hàng không và cảng biển sẽ được đầu tư phát triển theo
    đúng lộ trình qui hoạch của Chính phủ.
    Với mạng lưới khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, cùng chính
    sách đầu tư phát triển hợp lý của địa phương. Tỉnh Đồng Nai đã và đang tập trung
    phát triển các khu công nghiệp lớn, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong phát
    2
    triển công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, trong 10 năm qua, Đồng Nai là tỉnh có
    nguồn vốn đầu tư đổ vào khá lớn. Với vị trí lân cận Thành phố Hồ Chí Minh, môi
    trường đầu tư hấp dẫn cùng các chính sách khuyến khích đầu tư, Đồng Nai đã thu
    hút được nhiều nhà đầu tư cũng như người dân đến sinh sống và kinh doanh. Năm
    2010, tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn FDI của tỉnh Đồng Nai đạt trên
    1,5 tỷ USD. Với thành tích này, Đồng Nai đứng thứ tư về mặt thu hút nguồn vốn
    FDI trong cả nước.
    Nắm bắt được những tiềm năng của dịch vụ logistics đối với một tỉnh phát
    triển về công nghiệp như Đồng Nai. Đồng thời, để hỗ trợ và phục vụ tốt hơn các nhà
    đầu tư trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Với mối quan hệ rất tốt với
    chính quyền địa phương, Công ty Cổ phần Logostics Tín Nghĩa đã đầu tư hệ thống
    kho, cảng đồng bộ, chiếm vị trí chiến lược trong kinh doanh logistics như ICD Biên
    Hòa; cảng sông ICD Biên Hoà; và Cảng trung chuyển cũng đã được đưa vào hoạt
    động. Hiện tại Công ty đang lập dự án đầu tư khu dịch vụ hậu cần logistics và khu
    Cảng tổng hợp tại Nhơn Trạch.
    Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm lực sẵn có và định hướng cho một sự phát
    triển bền vững trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics, cần phải hoạch định
    chiến lược kinh doanh dài hạn, phù hợp với khả năng phát triển của Công ty, phân
    tích được các nguồn lực bên trong nội bộ, đánh giá được các cơ hội, thách thức bên
    ngoài, từ đó hoạch định ra các chiến lược tốt nhất giúp cho Công ty định hướng
    kinh doanh đúng đắn, bền vững và gia tăng lợi nhuận.
    Từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu “Hoạch định chiến lược kinh doanh
    Công ty Cổ phần Logistics Tín Nghĩa đến năm 2020” là hết sức cần thiết và phù
    hợp với xu hướng phát triển của Công ty.
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh của Công ty CP Logistics Tín
    Nghĩa, chỉ ra được các nguồn lực bên trong nội bộ, các điểm mạnh, điểm yếu và
    đánh giá được các cơ hội, thách thức bên ngoài. Xác định năng lực cốt lõi, tay nghề
    chuyên môn, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược.
    - Xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn và đề xuất các giải pháp
    giúp cho công ty có định hướng kinh doanh bài bản, gia tăng lợi nhuận trong 10
    năm tới.
    3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và xu
    hướng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các vùng phụ cận
    đến năm 2020.
    - Môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Logistics Tín Nghĩa
    từ năm 2008 – 2010 và định hướng phát triển của Công ty đến năm 2020. Các lĩnh
    vực mà công ty đang khai thác, chưa khai thác trong lĩnh vực logistics và các lĩnh
    vực mà các công ty trong ngành đang khai thác.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
    Logistics Tín Nghĩa và một số công ty cạnh tranh chính trong lĩnh vực Logistics.
    - Các số liệu kinh doanh của Công ty CP Logistics Tín Nghĩa và các thông tin
    về môi trường kinh doanh được thu thập, phân tích của luận văn sẽ tập trung trong
    thời gian từ 2008 – 2010.
    - Dự báo xu hướng phát triển Logistics và các định hướng phát triển của tỉnh
    Đồng Nai có liên quan dịch vụ logistics đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đây là nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào phân tích, đánh giá một doanh
    nghiệp cụ thể. Kết hợp các kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin khác nhau. Phương
    pháp nghiên cứu trong luận văn này dựa trên nền tảng lý thuyết về quản trị chiến
    lược, lý thuyết hệ thống, bao gồm các phương pháp sau:
    4.1 Sử dụng phương pháp hệ thống
    Tham khảo tài liệu, thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp, phân tích, tổng hợp,
    thống kê và so sánh các thông tin được thu thập làm nền tản thực hiện.
    4.2 Sử dụng phương pháp chuyên gia
    Thu thập thông tin sơ cấp từ phiếu thăm dò ý kiến các chuyên gia trong
    ngành. Các chuyên gia được chọn là những người đã và đang công tác trong các
    ngành có liên quan có trình độ quản lý chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm
    (Gồm Lãnh đạo công ty CP Logistics Tín Nghĩa; Công ty Sotrans ICD; ICD Tân
    Cảng – Long Bình; Công ty CP Cảng Đồng Nai; Các PGS, Tiến sỹ, Thạc sỹ là
    Giảng viên các trường đại học đang nghiên cứu và giảng dạy môn Logistics; ) số
    lượng các chuyên gia được chọn là 30 người (n=30), sử dụng chương trình Excel
    4
    (hoặc SPSS) xử lý số liệu nhằm xây dựng các ma trận IFE; EFE; ma trận hình ảnh
    cạnh tranh, ma trận SWOT và ma trận QSPM.
    5. Điểm mới của đề tài
    Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, trên cơ sở phân tích một cách toàn
    diện tất cả các yếu tố liên quan như môi trường bên ngoài, môi trường bên trong,
    đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển của địa phương và của ngành ảnh hưởng đến
    môi trường kinh doanh của Công ty bằng phương pháp nghiên cứu, phân tích số liệu
    thứ cấp, điều tra số liệu sơ cấp thông qua phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, xử lý
    số liệu sơ cấp bằng phần mềm Excel (hoặc SPSS) từ đó làm cơ sở hoạch định các
    chiến lược thích hợp có thể vận dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của
    Công ty, giúp Công ty định hướng kinh doanh đúng đắn, bền vững và gia tăng lợi
    nhuận.
    6. Bố cục của đề tài
    Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương một: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh.
    Chương hai: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Logistics
    Tín Nghĩa.
    Chương ba: Hoạch định chiến lược kinh doanh Công ty Cổ Phần Logistics
    Tín Nghĩa đến năm 2020.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Bộ Thương Mại, Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về phân phối –
    Logistics và cam kết về vận tải.
    [2]. Cục Thống kê Đồng Nai (2010), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, Cục
    thống kê tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai.
    [3]. Nguyễn Thị Liên Diệp, Nguyễn Văn Nam (2003), Chiến Lược và Chính
    Sách kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội, năm 2008.
    [4]. Dương Ngọc Dũng, Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E.Porter,
    NXB Tổng hợp TP HCM, năm 2009.
    [5]. Điều chỉnh quy hoạch cụm cảng biển trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – tỉnh
    Đồng Nai, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 791/QĐ-TTg ngày 12/08/2005
    (Ngày 03/8/2011 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành quyết định số 1745/QĐ/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5)).
    [6]. Nhóm dịch giả: Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như
    (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược - Fredr David,, NXB Thống Kê.
    [7]. Quy hoạch Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đến 2015 và định hướng phát
    triển đến 2020, Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai số 3087/QĐ -UBND
    ngày 05/11/2007.
    [8]. Quy hoạch hệ thống cảng ICD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (đang thực hiện).
    [9]. Quy hoạch Tổng kho trung chuyển miền Đông Nam Bộ tại Đồng Nai (Đang
    thực hiện).
    [10]. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về
    giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ
    Chí Minh, năm 2004.
    [11]. Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2009 – 2010 Việt Nam và Thế Giới,
    Hội Kinh tế Việt Nam, năm 2010.
    [12]. Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2010 – 2011 Việt Nam và Thế Giới,
    Hội Kinh tế Việt Nam, năm 2011.
    [13]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008 về
    việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm
    2020, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    [14]. Tỉnh uỷ Đồng Nai, Nghị quyết số 01-NQ/TU Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
    Đồng Nai lần thứ IX, Tỉnh uỷ Đồng Nai, Đồng Nai.
    2
    [15]. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), Báo cáo số 10459/BC-UBND
    ngày 16/12/2010 về việc Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh
    Đồng Nai, Đồng Nai.
    [16] Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị Logistics, NXB Thống kê năm 2006.
    [17]. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2009), Logistics và những vấn đề cơ
    bản, NXB Lao động Xã Hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...