Luận Văn Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Thanh Xuân

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Điện năng là một loại hàng hoá chiến lược, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối phát triển điện lực của Đảng, được Nhà nước tập trung đầu tư và chỉ đạo, điện lực đã từng bước vươn lên và không ngừng phát triển, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Do những tính chất đặc thù riêng có, điện năng do Nhà nước độc quyền quản lý. Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hóa, điện năng được cung ứng vì mục tiêu phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân là chính. Vấn đề kinh doanh bán điện chưa được đặt ra. Từ đó dẫn đến việc lãng phí trong cung ứng và sử dụng điện năng. Nhưng đến nay thì kinh tế thị trường đã giúp cho hàng hoá điện có một vị trí xứng đáng hơn. Chuyển từ mục tiêu phục vụ cho nhân dân, cho nền kinh tế phát triển sang mục tiêu kinh doanh bán điện ngày càng có hiệu quả hơn.
    Từ khi nước ta chuyển đổi quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói chung, Điện lực Thanh Xuân nói riêng cũng như nhiều ngành kinh tế khác phải cố gắng rất nhiều để thích nghi và tồn tại trong điều kiện mới. Lưới điện trước đây được xây dựng với mục đích cung ứng điện là chính, chưa thực sự quan tâm đến mục tiêu kinh doanh vì vậy điện năng tổn thất kỹ thuật, thương mại cao (năm 1994, khi Điện lực Thanh Xuân còn chưa tách khỏi Điện lực Đống Đa, tổn thất điện năng của chi nhánh điện Đống Đa là 22,6%). Công tác quản lý đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của người quản lý kém. Việc cấp điện chưa được ổn định, chất lượng điện ở một số khu vực còn chưa đảm bảo, nạn lấy cắp điện vẫn còn lan tràn như một bệnh dịch .
    Vấn đề cấp bách được đặt ra đối với Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội nói chung, Điện lực Thanh Xuân nói riêng là nâng cao trình độ quản lý, kiên quyết chặn đứng tệ nạn lấy cắp điện, lập lại trật tự thị trường trong kinh doanh bán điện, từng bước giảm tổn thất điện năng đến mức tối đa.
    Trong thời gian thực tập tại phòng kinh doanh bán điện ở Điện lực Thanh Xuân, được sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên trong phòng và đặc biệt được sự hướng dẫn của PGS .TS Phạm Quang Huấn, trên cơ sở những kiến thức đã được nhà trường trang bị cùng với việc nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và phân phối điện năng tại Điện lực Thanh Xuân, tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Thanh Xuân" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
    Nội dung của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
    Chương 1 : Khái quát chung về Điện Lực Thanh Xuân
    Chương 2 : Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện Lực Thanh Xuân
    Chương 3 : Một số biện pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất của Điện Lực Thanh Xuân

    Mục lục

    LỜI NÓI ĐẦU. 1
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC THANH XUÂN 3
    1, Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Thanh Xuân .3

    2, Những đặc điểm cơ bản của công tác quản lý và phân phối sản phẩm ở Điện
    lực Thanh Xuân .4

    2.1, Đặc điểm mặt hàng kinh doanh .4
    2.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh 5
    2.3. Đặc điểm thị trường .6
    2.4. Đặc điểm về quy trình chuyển tải điện năng từ nguồn đến người tiêu dùng: .6
    2.5. Đặc điểm về lao động .8
    2.6. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất 8
    2.7. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 9
    3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện Lực Thanh Xuân từ 2001 đến 2003 11
    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC THANH XUÂN 13
    1. Tổn thất kỹ thuật: .14
    2.Tổn thất thương mại (hay còn gọi là tổn thất phi kỹ thuật): 16
    3, Thực hiện công tác giảm tổn thất toàn Điện lực : 17
    a. Tổn thất các trạm công cộng: .17
    b. Đường dây trung thế: 17
    CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢM TỔN THẤT CỦA ĐIỆN LỰC THANH XUÂN .21
    I. Các giải pháp quản lý về kỹ thuật: .21
    1. Tăng cường cải tạo và hoàn thiện lưới điện: 21
    2. Tăng cường chất lượng công tơ đo đếm và công tác quản lý công tơ: .22
    II. Các giải pháp quản lý về tổ chức 23
    1. Tăng cường quản lý tổ chức sản xuất .23
    2. Tăng cường tổ chức kiểm tra kiểm soát: 24
    3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục: 25
    4. Tổ chức lại lao động, nâng cao năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên .25
    III - Các giải pháp quản lý về kinh tế .26

    KẾT LUẬN .30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...