Luận Văn Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Lao động- việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội có tính bức xúc, thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội và mọi người lao động. Giải quyết tốt vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng lao động sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tình trạng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm luôn là nguồn gốc sâu xa của đói nghèo, các tệ nạn xã hội và sự bất ổn về an ninh trật tự xã hội.
    Nghệ An là tỉnh chậm phát triển, quy mô dân số và lao động đứng vào hàng thứ 4 trong cả nước, số lao động thất nghiệp hơn 1 vạn người, lao động thiếu việc làm lên tới 48 vạn người, chủ yếu tập trung vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
    Từ nhiều năm nay, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn đã được Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An hết sức quan tâm và được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, bằng nhiều chính sách cụ thể như: hình thành và cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm; thực hiện các chương trình mục tiêu, chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn; chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển làng nghề, mở các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm, hợp tác lao động quốc tế .Những cố gắng trên của chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An đã đem lại những kết quả đáng khích lệ: Hàng vạn người lao động được tạo việc làm, có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.
    Tuy nhiên, vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn vẫn đang là vấn đề bức xúc của Nghệ An vì đối tượng giải quyết việc làm hiện nay ngoài lượng người thất nghiệp và thiếu việc làm thường xuyên, mỗi năm còn có hàng vạn lao động đến tuổi lao động cần việc làm.
    Với nhận thức trên em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp một ý kiến nhỏ của mình vào việc giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà.
    2. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm. Đánh giá thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 1996 - 2002. Để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trong giai đoạn 2003 – 2005 và đến 2010.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế truyền thống như: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, so sánh đánh giá,
    - Phương pháp thu thập số liệu qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng.
    - Thâm nhập thực tế, khảo sát điển hình, điều tra phỏng vấn, thu thập thông tin từ cơ sở, từ các cán bộ quản lý, những người am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu.
    5. Kết cấu luận văn: Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn.
    Chương II:Thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An.
    Chương III: Phương hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An.
    Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được các thầy giáo, cô giáo cùng các cô chú ở tỉnh bổ sung, đóng góp ý kiến để sau luận văn này em có điều kiện hiểu biết hơn.
    Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa KTNN&PTNT, các cô chú ở công ty Thuỷ lợi Nam Nghệ An, sở NN&PTNT Nghệ An và đặc biệt là thầy giáo: PGS.TS Vũ Đình Thắng đã dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập cũng như việc hoàn thành luận văn này.


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời nói đầu 1
    Chương I- Cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn. 3
    I - Khái niệm và vai trò của nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 3
    1- Các khái niệm cơ bản. 4
    1.1- Khái niệm lao động. 4
    1.2- Khái niệm nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 5
    1.3- Khái niệm dân số hoạt động kinh tế. 5
    1.4- Khái niệm dân số không hoạt động kinh tế. 5
    1.5- Khái niệm việc làm. 6
    1.6- Khái niệm tạo việc làm. 6
    1.7- Khái niệm người có việc làm. 7
    1.8- Khái niệm thất nghiệp. 7
    1.9- Khái niệm hệ số sử dụng thời gian lao động. 8
    2- Vai trò của nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 8
    2.1- Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân. 8
    2.2- Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực, thực phẩm. 9
    2.3- Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 9
    2.4- Lao động nông nghiệp, nông thôn 10
    3- Hậu quả kinh tế xã hội của thất nghiệp và thiếu việc làm. 10
    3.1- Hậu quả kinh tế. 10
    3.2- Hậu quả tâm lý xã hội của thất nghiệp. 11
    II- Đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 12
    1- Đặc điểm của nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 12
    1.1- Lao động nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và có tính thời vụ. 12
    1.2- Chất lượng nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn thấp. 12
    1.3- Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn lớn và có xu hướng tăng về số lượng nhưng kết cấu phức tạp và không đồng nhất. 13
    2- Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của lao động nông nghiệp, nông thôn. 13
    2.1- Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 13
    2.2- Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 14
    III- Các chỉ tiêu phản ánh số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn. 16
    1- Các chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 16
    1.1- Tỷ lệ người có việc làm. 16
    1.2- Tỷ lệ người thất nghiệp. 16
    1.3- Tỷ lệ người thiếu việc làm. 16
    1.4- Tỷ lệ thời gian lao động được huy động. 17
    2- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn. 17
    2.1- Các chỉ tiêu phản ánh mức sống của người lao động. 17
    2.2- Các chỉ tiêu phản ánh tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ 17
    2.3- Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật. 18
    3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn. 18
    3.1- Năng suất lao động (tính bằng hiện vật và giá trị). 18
    3.2- Lợi nhuận tính trên một người lao động. 18
    3.3- Giá trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá tính trên một lao động. 18
    IV- Những đặc điểm và yêu cầu về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. 19
    1- Đặc điểm và yêu cầu về việc làm trong nông nghiệp, nông thôn. 19
    1.1- Đặc điểm. 19
    1.2. Yêu cầu của việc làm trong nông nghiệp, nông thôn 20
    2. Đặc điểm và yêu cầu về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. 20
    2.1- Đặc điểm. 20
    2.2- Yêu cầu. 21
    3- Những mâu thuẫn chủ yếu của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong nông nghiệp, nông thôn. 21
    3.1- Mâu thuẫn giữa nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết còn rất hạn chế, trong khi tiềm năng phát triển kinh tế, tạo mở việc làm còn rất lớn. 21
    3.2- Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm 22
    3.3- Mâu thuẫn trong bản thân vấn đề việc làm. 22
    3.4- Mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm với trình độ tổ chức quản lý. 23
    V- Kinh nghiệm một số nước về vấn đề lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trong nông nghiệp, nông thôn. 23
    1- Kinh nghiệm của Trung Quốc 23
    2- Kinh nghiệm của Đài Loan. 24
    3- Kinh nghiệm của các nước ASEAN. 25

    Chương II: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. 28
    I- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An có ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. 28
    1- Điều kiện tự nhiên. 28
    1.1- Vị trí địa lý và địa hình. 28
    1.2- Thời tiết khí hậu. 28
    1.3- Tài nguyên thiên nhiên: 29
    2- Đặc điểm kinh tế-xã hội. 29
    II- Chủ trương, chính sách của Nghệ An về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. 30
    III- Thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. 32
    1. Về nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. 32
    1.1- Cơ cấu. 32
    1.2- Cơ cấu nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. 34
    2- Thực trạng việc làm của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. 37
    2.1- Lao động có việc làm. 37
    2.2- Lao động thiếu việc làm. 37
    2.3- Lao động nông thôn ra thành thị làm việc trong thời vụ nông nhàn. 38
    2.4- Thực trạng về sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn theo ngành và theo thành phần kinh tế. 39
    3- Thực trạng của việc huy động nguồn lực vào giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. 41
    4- Tình hình phân bổ và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. 43
    5- Thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. 45
    5.1- Một số điển hình về công tác giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. 45
    5.2- Kết quả của một số chương trình giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trong những năm qua. 48
    IV- Đánh giá tổng quát về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An thời gian qua. 52
    1- Ưu điểm: 52
    2. Tồn tại. 53
    3- Nguyên nhân. 53
    3.1- Khách quan: 53
    3.2- Chủ quan: 54

    Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. 55
    I- Một số quan điểm về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh nghệ an. 55
    1- Giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn phải dựa chủ yếu vào các biện pháp tạo việc làm ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 55
    2- Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An cần được thực hiện bằng các giải pháp toàn diện và đồng bộ, đồng thời cần có một số giải pháp mang tính đột phá. 55
    3- Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. 56
    4- Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trên xu hướng từng bước giảm cả về tương đối và tuyệt đối lực lượng lao động nhưng vẫn không ngừng tăng lên về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, nông thôn. 57
    II- Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. 57
    1- Dự báo lao động, nhu cầu việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới. 57
    2- Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. 58
    3- Mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trong thời kỳ 2003-2005. 59
    III- Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. 59
    1- Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh cũng như ở từng địa phương. 59
    2- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn. 61
    3- Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. 62
    4- Phát triển dạy nghề trong nông thôn, đẩy mạnh khuyến nông, lâm, ngư và tư vấn việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. 64
    5- Tiếp tục khuyến khích đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trên toàn tỉnh, nhất là chế bién nông, lâm, thuỷ sản. 66
    6- Khai thác mở rộng thị trường lao động, cũng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 67
    7- Tổ chức lao động nông nghiệp, nông thôn đi xây dựng các vùng kinh tế mới, mở rộng quy mô, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng của tổng đội thanh niên xung phong làm kinh tế. 69
    8- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lao động-việc làm. 70
    9- Giải pháp huy động vốn, sử dụng vốn để tạo việc làm. 70
    10- Đánh giá hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành, tiếp tục nghiên cứu bổ sung chính sách để đẩy mạnh xã hội hoá về lao động- việc làm. 71

    Kết luận 73
    Danh mục tài liệu tham khảo 74
     
Đang tải...