Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2015


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do thực hiện đề tài
    Đất nước đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, khi Việt Nam gia nhập Tổ
    chức Thương mại Thế giới đã đem lại những cơ hội và thách thức, những thuận lợi và
    khó khăn cho các cơ quan ban ngành và các doanh nghiệp của Việt Nam. Do đó vấn đề
    phát triển nguồn nhân lực đã và đang trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng và nhạy cảm
    ở nước ta. Nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép các doanh nghiệp
    tận dụng tốt nhất những cơ hội đang đến, thậm chí có nguy cơ khó vượt qua những
    thách thức và khó khăn trong nền kinh tế thị trường ở giai đoạn hiện nay.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và quá
    trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, những yếu tố cạnh tranh truyền thống của các
    doanh nghiệp như vốn, nguyên vật liệu, công nghệv.v đã dần dần trở nên bão hoà,
    mất dần tính tích cực, thay vào đó là một nguồn lực mới, một yếu tố cạnh tranh mới
    mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đó chính là
    cạnh tranh về nguồn nhân lực.
    Khi mức độ cạnh tranh tăng đột biến về chiều rộng (số lượng của đối thủ cạnh
    tranh và tính đa dạng cạnh tranh đến từ nhiều phía) và chiều sâu (thương hiệu, giá cả và
    chất lượng của sản phẩm trên thị trường).Sự thiếu quan tâm hoặc không quan tâm đúng
    mức đối với yếu tố nhân sự có thể dẫn đến tình trạng "hụt hơi" hay bị loại khỏi "vòng
    chiến" trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, xét đến cùng thì nhân lực chính là tác
    nhân tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới, đồng thời cũng đảm nhận vai trò lựa
    chọn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi các chỉ tiêu nhằm nâng cao thành
    tích của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp vốn và công nghệ có thể huy động
    được nhưng để xây dựng một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm và làm việc hiệu quả
    thì phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều.
    2
    Theo Nghị quyết trung ương VI năm 1986, cả nước bước vào nền kinh tế thị
    trường, sau năm 1990 thị trường bảo hiểm bao gồm Bảo Việt, Bảo Minh, các công ty
    bảo hiểm chuyên ngành và công ty cổ phần bảo hiểm được thành lập, với sự cạnh tranh
    nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng mãnh liệt, để có thể tồn tại
    và phát triển trong môi trường cạnh tranh này thì cần phải duy trì và đào tạo phát triển
    nguồn nhân lực.
    Trước bối cảnh như vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế với sự mong muốn là Công
    ty Bảo Việt Đồng Nai sẽ phát triển ổn định và bền vững trong tình hình cạnh tranh gay
    gắt hiện nay. Vì vậy tác giả xin chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo
    phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2015” để thực hiện.
    2. Mục tiêu đề tài
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài chính là hệ thống hóa cơ sở lý luận, tìm hiểu
    thực trạng duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai,
    từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại
    Công ty Bảo Việt Đồng Nai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
    - Đối tượng khảo sát: đội ngũ nhân sự của Công ty Bảo Việt Đồng Nai.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Không gian nghiên cứu: Công ty Bảo Việt Đồng Nai.
    + Thời gian nghiên cứu: đánh giá thực trạng hiện tại về hoạt động duy trì và đào
    tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty Bảo Việt Đồng Nai trong giai đoạn 2006-2010; đề xuất các giải pháp duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty
    Bảo Việt Đồng Nai tập trung đến năm 2015.
    3
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực hiện đề
    tài này gồm:
    - Phương pháp nghiên cứu dựa trên hai cơ sở: định lượng và định tính.
    - Phương pháp khảo sát thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi
    + Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu về mức độ thỏa mãn
    của nhân viên đối với công việc đang thực hiện.
    + Mẫu điều tra: đối tượng được gửi mẫu điều tra là cán bộ viên chức các phòng
    ban của Công ty Bảo Việt Đồng Nai.
    + Xử lý kết quả điều tra: Bảng câu hỏi được tác giả phân tích, kiểm định và thực
    hiện bằng SPSS.
    5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cụ theo 3
    chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
    Chương 2: Thực trạng duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty Bảo
    Việt Đồng Nai.
    Chương 3: Giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty
    Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...