Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    ​​
    Sau giải phóng, Đắk Lắk đã có những bước phát triển to lớn về kinh tế, xã hội. Trong sự phát triển đó, ngành cà phê trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của Tỉnh. Cà phê Đắk Lắk có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế, và còn nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hết. Năng suất cao thuộc loại nhất thế giới, chất lượng có khả năng đạt tiêu chuẩn quốc tế, cà phê Đắk Lắk chiếm trên 50% diện tích sản xuất, gần 60% sản lượng và khoảng 48% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Nó quyết định cà phê Việt Nam từ chỗ trước kia có vị trí thấp kém, nay trở thành một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới và là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối (Robusta). Cà phê góp phần giải quyết công ăn việc làm và đem lại cuộc sống no ấm cho hàng vạn người dân các dân tộc sinh sống tại Đắk Lắk.
    Nhưng thực tế luôn đặt ra những vấn đề cần nhận thức và giải quyết, từ mùa vụ 97-98 tình hình sản xuất kinh doanh của ngành cà phê Tỉnh Đắk Lắk diễn biến rất phức tạp, sản xuất phát triển tự phát và đi vào thế không ổn định, chất lượng giảm sút, giá cả biến động thất thường, Doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ tăng dần, ngành cà phê không có khả năng khắc phục tính chu kỳ của giá cả, phòng ngừa rủi ro, không có khả năng “tự vệ” trước tác động của cơ chế thị trường nhất là khi giá cả xuống thấp dưới mức giá thành.
    Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy hàng loạt khiếm khuyết dần dần bộc lộ hạn chế khả năng phát triển của ngành cà phê Đắk Lắk. Tuy nhiên, về phương diện chủ quan là do sự phát triển chưa đồng bộ, còn tuỳ tiện, tự phát và không theo qui hoạch, chưa nghiên cứu tường tận tình hình thị trường thế giới, chưa kết hợp được các nguồn lực nhằm tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Từ những vấn đề đặt ra như trên, chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010”.
    Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu các hoạt động liên quan đến sản xuất và xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh chung của Việt Nam và thế giới nhằm xác lập mối quan hệ mật thiết giữa các chủ thể tham gia vào thị trường.
    - Đánh giá một cách tương đối vai trò quản lý của Nhà nước như một nhân tố quyết định sự thành công của ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung.
    - Đề ra các giải pháp mang tính đồng bộ để đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Tỉnh Đắk Lắk nhằm tạo nên nhân tố tích cực, chủ động có tính quyết định trong việc tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện phát triển bền vững đối với ngành cà phê Đắk Lắk từ nay đến năm 2010.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động liên quan sản xuất–xuất khẩu cà phê của Tỉnh ĐakLak và Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của tình hình sản xuất, giá cả, cung-cầu cà phê thế giới. Những chính sách và hoạt động của Nhà nước tác động đến ngành cà phê.

    Phạm vi nghiên cứu:
    tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Đặc biệt là giai đoạn 1991 trở lại đây, thời điểm bắt đầu những “bước ngoặt” của ngành cà phê và Đắk Lắk thực sự tham gia vào hoạt động xuất khẩu cà phê.
    Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử là chính. Áp dụng phân tích + tổng hợp:
    những đặc trưng chung sẽ che dấu những khác biệt không phải là quan trọng, số liệu có những lúc không nhất quán do được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không ảnh hưởng đến kết luận. Cần tìm ra những nhân tố chủ yếu tác động đến giá mang tính liên tục, tính thời vụ, tính tạm thời, tính quá khứ hoặc tính tương lai.
    Phương pháp hệ thống: hoạt động “sản xuất và xuất khẩu” là một hệ thống thống nhất của các chủ thể trong quá trình tái sản xuất: trồng trọt, chăm sóc thu hoạch trong hộ dân, thu mua và chế biến, xuất khẩu của các đại lý hoặc doanh nghiệp. Các chủ thể “sản xuất và kinh doanh” lại phát triển trong mối quan hệ với ngành cà phê Đắk Lắk, với ngành cà phê Việt Nam và thế giới.

    Kết cấu nội dung của đề tài:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của
    luận văn gồm 3 chương như sau:
    Chương 1 : Những lý luận cơ bản về thương mại quốc tế – tình hình thương mại cà phê thế giới và bối cảnh Việt Nam
    Chương 2 : Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê của Việt Nam và Tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua.
    Chương 3 : Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của tỉnh Đăk Lăk đến năm 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...