Luận Văn Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế , trong đó một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Phải chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới ”
    Xuất khẩu là “1 trong 3 chương trình kinh tế lớn trọng điểm” được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong Chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta.
    Chiến lược công nghiệp hoá hướng mạnh về xuất khẩu đã được triển khai thành công tại nhiều nước, những kinh nghiệm quý báu của quốc gia này đã tùng bước được áp dụng tại Việt Nam. Như vậy, không chỉ riêng Việt Nam mà bất cứ nước nào cũng phải đặt xuất khẩu vào vị trí xứng đáng và có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tăng trưởng kinh tế.
    Hoạt động xuất khẩu của một quốc gia phải gắn chặt với thị trường quốc tế, Chiến lược xuất khẩu phải dựa trên sự lựa chọn khoa học phù hợp với đặc điểm và khả năng của nền kinh tế.
    Trong những năm thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới xuất khẩu, Việt Nam đã có những bước tiến khá dài với kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vẫn mang tính manh mún, tỷ trọng nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp, có gì xuất nấy và chưa có chiến lược đúng đắn đẻ có thể khai thác lợi thế so sánh và thế mạnh của quốc gia.
    Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ngày 29/12/1997 nhấn mạnh: “Tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu”. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 đã nêu rõ: “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện trên nhiều lĩnh vực phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc. Mục tiêu hoạt động thời kỳ này là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước”. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải có những biện pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách xuất khẩu phù hợp với hoàn cảnh mới và điều kiện trong nước.
    Với những lí do trên, người viết chọ đề tài: Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    2. Nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về xuất khẩu .
    - Đối chiếu, so sánh và phân tích thuận lợi, khó khăn của chính sách trên trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Những tồn tại của chính sách xuất khẩu .
    - Phương hướng hoàn thiện chính sách.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở lí luận chung về chính sach xuất khẩu, tìm hiểu nội dung và đánh giá thực trạng chính sách; từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới chính sách xuất khẩu.
    4. Phạm vi nghiên cứu: Chính sách xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp luận khoa học
    - Phương pháp phân tích tài liệu
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp so sánh đối chiếu
    6. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương với 93 trang. Trong đó:
    Chương 1. Một số vấn đề lí luận chung về chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương 2. Thực trạng chính sách xuất khẩu của Việt Nam hiện nay
    Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu ở Việt Nam
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1. 4
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 4
    I. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU 4
    1. Khái niệm 4
    2. Vai trò của xuất khẩu. 4
    2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục công nghiệp hoá đất nước. 4
    2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. 4
    2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đòi sống của nhân dân: 6
    2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 6
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu. 6
    II. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU 7
    1. Khái niệm chính sách xuất khẩu. 7
    2.Vai trò của chính sách xuất khẩu. 8
    3. Các lọai chính sách xuất khẩu. 10
    3.1. Chính sách khuyến khích xuất khẩu. 11
    3.1.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. 12
    3.1.2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu. 12
    3.1.3. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu. 12
    - Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. 13
    3.2. Chính sách quản lí xuất khẩu. 15
    3.2.1. Chính sách thuế quan. 16
    3.1.2. Chính sách phi thuế quan. 16
    4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đến yêu cầu đổi mới chính sách xuất khẩu. 19
    4.1. Cơ hội và thách thức của HNKTQT. 19
    4.1.1. Cơ hội 19
    4.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia WTO sẽ đặt ra rất nhiều thách thức cho Việt Nam. Đó là: 20
    4.2. Tác động của hội nhập đến yêu cầu đổi mới chính sách xuất khẩu. 21
    4.2.1. Tác động đến chính sách khuyến khích xuất khẩu. 21
    4.2.2. Tác động đến chính sách quản lí xuất khẩu. 22
    Chương 2. 24
    THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT CỦA VIỆT NAM . 24
    HIỆN NAY 24
    I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU 24
    1.Về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. 24
    2.Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 25
    3. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu: 26
    4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. 27
    4.1. Thành công. 27
    4.2. Hạn chế và nguyên nhân. 29
    4.2.1. Hạn chế. 29
    4.2.2. Nguyên nhân. 30
    II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 31
    1. Về chính sách khuyến khích xuất khẩu. 31
    1.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. 31
    1.1.1. Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu. 31
    1.1.2. Về chính sách phát triển các ngành hàng sản xuất và xuất khẩu. 33
    1.1.3. Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. 35
    1.2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu. 37
    1.2.1. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 37
    1.2.2. Khu vực châu Âu. 39
    1.2.3. Khu vực Bắc Mỹ. 41
    1.2.4. Khu vực châu Đại Dương. 42
    1.2.5. Khu vực châu Phi, Nam Á, Trung cận đông và Mỹ Latinh. 42
    1.3. Chính sách và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu. 43
    1.3.1. Các biện pháp tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu. 43
    1.3.2. Chính sách hỗ trợ về xúc tiến xuất khẩu. 45
    1.3.2. Các biện pháp tài chính nhằm khuyến khích xuất khẩu. 46
    1.4. Đánh giá chung chính sách khuyến khích xuất khẩu. 46
    1.4.1. Ưu điểm 46
    1.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. 48
    2. Về chính sách quản lí xuất khẩu. 51
    2.1. Chính sách thuế quan. 51
    2.1.1. Thuế xuất khẩu và các mặt hàng chịu thuế. 51
    2.1.2. Cách tính thuế. 52
    2.1.3. Thời hạn nộp thuế. 53
    2.2. Chính sách phi thuế quan. 54
    2.2.1. Các biện pháp quản lí định lượng. 54
    2.2.2. Biện pháp tương đương thuế quan. 57
    2.2.3. Yêu cầu về quản lí ngoại tệ. 57
    2.2.4. Các biện pháp tài chính. 58
    2.2.5. Thủ tục hải quan - xuất khẩu hàng hoá. 62
    2.3. Đánh giá chính sách quản lí xuất khẩu. 65
    2.3.1. Ưu điểm 65
    2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân. 66
    Chương 3. 71
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU HIỆN NAY 71
    I. QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 71
    II. PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU 73
    1.Coi trọng hoạt động xuất khẩu nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực. 74
    2. Chính sách xuất khẩu cần chú trọng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bên cạnh tốc độ tăng trưởng cần chú ý hơn tới chất lượng tăng trưởng. 74
    3. Chính sách xuất khẩu cần đảm bảo mục tiêu chủ động thâm nhập thị trường quốc tế theo nguyên tắc đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ. 74
    4. Hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh của chính sách kinh tế nhiều thành phần; tăng cường tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của mọi loại hình thương nhân 75
    5. Đổi mới chính sách xuất khẩu theo hướng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế từ nay đến năm 2010. Thể hiện ở tiêu chí sau: 76
    6. Đảm bảo thống nhất quản lí nhà nước trong đổi mới chính sách. 77
    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU HIỆN NAY 77
    1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 78
    2. Các giải pháp về thị trường xuất khẩu. 79
    3. Các gải pháp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. 80
    3.1. Giải pháp xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực : 80
    3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động gia công xuất khẩu. 83
    3.3. Giải pháp đổi mới về chính sách đầu tư và ưu đãi đầu tư 85
    3.4. Đẩy mạnh chính sách xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. 86
    4. Nhóm giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới chính sách thuế. 86
    4.1. Chính sách thuế suất xuất khẩu. 86
    4.2. Về cơ chế hoàn thuế. 86
    5. Các giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu. 87
    6. Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tin học một cách đồng bộ trong quản lí thuế và thủ tục hải quan 89
    7. Đào tạo nguồn nhân lực trong hoạt động xuất khẩu. 89
    Kết luận. 92
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...