Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ VÀ VAI TRÒ
    THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM


    1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ 1
    1.1.1. Đặc điểm của thị trường dệt may Mỹ . 1
    1.1.1.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh tại thị trường Mỹ . 1
    1.1.1.2. Tình hình cung cầu hàng dệt may tại thị trường Mỹ . 5
    1.1.1.3. Hệ thống cơ chế chính sách của Mỹ đối với hàng nhập khẩu 11
    1.2. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 15
    1.3. TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU DỆT MAY
    VIỆT NAM . 17
    1.3.1. Ýù nghĩa của việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ .17
    1.3.2. Triển vọng của thị trường Mỹ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt nam .17
    Kết luận chương 1

    CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY NÓI CHUNG VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG
    MỸ.

    2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG
    THỜI GIAN QUA . 20
    2.1.1. Tình hình hoạt động của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua .20
    2.1.1.1. Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua . 22
    2.1.1.2. Về thị trường xuất khẩu . 22
    2.1.1.3. Về đối thủ cạnh tranh . 24
    2.1.2. Tình hình sản xuất phục vụ cho xuất khẩu 25
    2.1.2.1. Về năng lực sản xuất 26
    2.1.2.2. Về tình hình đầu tư cho sản xuất 27
    2.1.2.3. Về tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may . 28
    2.1.2.4. Về chi phí nhân công 29
    2.1.3. Cơ chế và chính sách của Nhà Nước đối với hàng dệt may xuất khẩu .30
    2.1.3.1. Chính sách đối ngoại . 30
    2.1.3.2. Chính sách đối nội 31
    2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu ngành dệt may Việt nam trong thời
    gian qua 31
    2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀO MỸ
    TRONG THỜI GIAN QUA . 32
    2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng . 33
    2.2.1.1. Về xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Mỹ thời gian qua . 33
    2.2.1.2. Về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng giá trị xuất khẩu
    hàng hóa sang thị trường Mỹ 34
    2.2.1.3. Về tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch
    xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam 35
    2.2.2. Tình hình sản xuất phục vụ cho xuất khẩu của các doanh nghiệp 36
    2.2.2.1. Về thương hiệu hàng dệt may 36
    2.2.2.2. Về quy mô đơn hàng 37
    2.2.2.3. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu . 38
    2.2.2.4. Về chất lượng và giá cả sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu . 39
    2.2.2.5. Về phương thức xuất khẩu . 40
    2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG
    DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ . 41
    Kết luận chương 2

    CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

    3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT
    MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 44
    3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN XUẤT
    KHẨU NGÀNH DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ . 46
    3.2.1. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố môi trường bên ngoài
    tác động đến ngành Dệt May Việt Nam . 46
    3.2.2. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố môi trường bên trong
    tác động đến ngành dệt may Việt Nam 48
    3.2.3. Xác định các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu của ngành dệt may
    Việt Nam vào thị trường Mỹ 50
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
    VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ . 53
    3.3.1. Nhóm giải pháp 1 : Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu 53
    3.3.2. Nhóm giải pháp 2 : Hỗ trợ phát triển thị trường . 58
    3.3.3. Nhóm giải pháp 3 : Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 62
    3.4. KIẾN NGHỊ 63
    Kết luận chương 3

    KẾT LUẬN


    LỜI MỞ ĐẦU


    Như nhiều quốc gia khác trong giai đọan đầu của quá trình công nghiệp hóa
    và hiện đại hóa, ngành dệt may Việt Nam từng bước khẳng định vai trò quan trọng
    trong nền kinh tế. Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng cho
    thị trường trong nước, ngành dệt may còn là ngành đi đầu trong việc sản xuất phục
    vụ cho xuất khẩu. Ngành dệt may vùa là ngành thu hút nhiều lao động góp phần
    giải quyết công ăn việc làm, tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh
    cao lại vừa là ngành đi đầu khai phá những thị trường xuất khẩu mới, thu hút
    nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra tiền đề để phát triển những ngành công nông
    nghiệp phụ trợ khác.
    Việt Nam là một trong số ít nước có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi
    cho phát triển ngành dệt may, các sản phẩm dệt may của Việt Nam có sức cạnh
    tranh khá cao trên thị trường thế giới. Vì thế, thị trường quốc tế luôn là đích nhắm
    tới của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
    Trong những năm qua, dệt may Việt Nam đã khai thác khá thành công
    nhiều thị trường xuất khẩu lớn như EU, Nhật bản tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu
    vào những thị trường này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của ngành.
    Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày 13/7/2000, hiệp định thương mại
    Việt Nam – Mỹ được ký kết tạo điều kiện cho sản phẩm dệt may Việt Nam thâm
    nhập vào thị trường có dung lượng tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới này.
    Tuy vậy để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ lại là
    vấn đề không đơn giản vì thị trường Mỹ là nơi hội tụ của tất cả các nước xuất khẩu
    dệt may mạnh nhất trên thế giới. Để làm được điều này, đòi hỏi ngành dệt may
    Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa, năng động hơn nữa và phải được sự trợ giúp hơn
    nữa từ phía Nhà nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Ngành dệt may phải tự đánh
    giá, phân tích để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, những cơ hội,
    thách thức để từ đó đưa ra những đối sách hợp lý để giành chiến thắng trong cuộc
    cạnh tranh.
    Chính vì những lý do đó, tôi chọn đề tài luận văn “ Một số giải pháp nhằm
    đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
    “ như là một sự đóng góp
    nhỏ vào nhiệm vụ chung của toàn ngành dệt may.

    1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
    Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá những vấn đề liên
    quan đấn thị trường dệt may Mỹ như đặc điểm của môi trường kinh doanh, tình
    hình cung cầu hàng dệt may, các cơ chế và chính sách của Mỹ liên quan đến dệt
    may nhập khẩu. Đây là những điều tổng quát cần thiết cho các doanh nghiệp xuất
    khẩu dệt may khi muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ.
    Đồng thời, luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu
    hàng dệt may nói chung và vào thị trường Mỹ nói riêng trong thời gian qua của
    ngành dệt may Việt Nam. Qua đó, luận văn xác định các yếu tố tác động thuận lợi,
    tiêu cực cũng như các điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng tới xuất khẩu của ngành
    Cuối cùng, qua việc tổng hợp những phân tích và đánh giá ở trên, luận văn
    dùng phương pháp sơ đồ xương cá để đưa ra những giải pháp nhằm giúp đẩy mạnh
    xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thị trường dệt may Mỹ đối với xuất
    khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Nghiên cứu những đặc trưng của thị trường
    này và sự thâm nhập, phát triển của xuất khẩu dệt may Việt Nam trên thị trường
    Mỹ.
    Phạm vi nghiên cứu : luận văn đứng trên góc độ của ngành dệt may để
    nghiên cứu khả năng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ
    Thời gian nghiên cứu của luận văn : từ năm 1990 trở về đây

    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như : phương pháp phân
    tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê. Bằng
    các phương pháp này, luận văn đã phân tích, so sánh và xem xét mối quan hệ giữa
    các vấn đề quan tâm để tìm ra những phương thức tác động hợp lý. Từ đó, khai
    thác tối đa các tác động tích cực, điểm mạnh, giảm thiểu các tác động tiêu cực,
    điểm yếu trên cơ sở đề xuất những giải pháp tối ưu phục vụ cho mục tiêu phát
    triển.
    4. NỘI DUNG LUẬN VĂN
    Nội dung của luận văn được kết cấu theo 3 chương. Bao gồm :
    Chương 1 : Tổng quan về thị trường dệt may tại Mỹ và vai trò thị trường dệt
    may Mỹ đối với ngành dệt may Việt Nam.
    Chương 2 : Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói chung và
    tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
    Chương 3 : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm hàng dệt may
    Việt Nam sang thị trường Mỹ

    Tác giả dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này, tuy
    nhiên, do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, hơn nữa vấn đề luận văn đề cập
    tới là vấn đề lớn nên chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết và sai sót. Tác giả
    mong nhận được những ý kiến phản hồi của quý Thầy Cô và các bạn học viên để
    luận văn được hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...