Chuyên Đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cơ khí Hà Nội

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong các hoạt động của một doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là một trong 6 chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, đó là tiêu thụ, sản xuất hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp đồng thời là 1 trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại của 1 doanh nghiệp. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm (doanh nghiệp, sản xuất, thương mại), phục vụ khách hàng (doanh nghiệp dịch vụ, ngân hàng) quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị dịch vụ.
    Công ty cơ khí Hà Nội là 1 doanh nghiệp Nhà nước được hình thành trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung. sản phẩm của Công ty sản xuất ra theo kế hoạch của Nhà nước, tiêu thụ sản xuất thông qua các đơn vị phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường đối mặt với những biến động của thị trường, độc lập điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn. Trước mỗi biến động về thị trường, đặc biệt là sự cạnh tranh của các Công ty khác, Công ty đã rất bị động trong việc đưa ra các giải pháp và hướng đi đúng đắn cho việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
    Sau khi tìm hiểu tình hình thực tế của Công ty, rất hợp với việc phân tích đánh giá các hoạt động khác, và những kiến thức được học em quyết định chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cơ khí Hà Nội" làm đề án tốt nghiệp. Theo em nếu đề tài được thực hiện sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.



    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
    1. Khái niệm, bản chất, vai trò của tiêu thụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
    1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm.
    Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì sản xuất sản phẩm có ý nghĩa khi sản phẩm được tiêu thụ, cho nên dù muốn hay không là một nhà kinh doanh phải tính đến việc lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và chiến lược tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất và tái sản xuất.
    Vậy tiêu thụ sản phẩm là gì?
    Theo quan niệm marketing: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình hoạt động kinh tế và những điều kiện tổ chức có liên quan đến điều hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng với điều kiện hiệu quả tối ưu.
    Theo các quan niệm của các nhà kinh tế, tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua tiêu thụ mà doanh nghiệp thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng.
    Ngoài ra còn rất nhiều trong và ngoài nước mà các tác giả đề cập tới khái niệm tiêu thụ sản phẩm nhưng chung quy lại có thể hiểu khái niệm tiêu thụ sản phẩm theo hai nghĩa:
    Theo nghĩa rộng, tiêu thụ là quá trình kinh doanh bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu, lựa chọn mặt hàng, tổ chức sản xuất và xúc tiến bán.
    Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ đồng nghĩa với hoạt động của doanh nghiệp, nó là quá tình chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
    Trong quá trình tuần hoàn của các nguồn vật chất từ việc bán sản phẩm được thực hiện. Giá trị sản phẩm tiêu thụ là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong cơ chế thị trường sản xuất bắt đầu từ nhu cầu của thị trường, do vậy doanh nghiệp sản xuất ra cái thị trường cần chứ không phải sản xuất ra cái mà doanh nghiệp có.
    Nói tóm lại: tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch. Nhằm thực hiện nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường. Tổ quá trình sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị bán hàng theo yêu cầu kế hoạch và chi phí thấp nhất.
    1.2. Bản chất của tiêu thụ.
    Tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa. Qua quá trình tiêu thụ, hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và quá trình chu chuyển của vốn. Mặt khác giá trị hàng hóa được hình thành và giá trị sử dụng của hàng hóa được xã hội thừa nhận.
    Tiêu thụ sản phẩm giải quyết mối quan hệ giữa người mua và người bán, trực tiếp giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên thông qua giá cả.
    Tiêu thụ là quá trình kinh tế bao gồm việc tổ chức tạo nguồn đầu vào, sản xuất, thu mua, phân phối, trao đổi cụ thể nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
    Tiêu thụ là hoạt động nằm trong tổng thể chung cùng với các hoạt động khác trong hệ thống kinh tế của doanh nghiệp để có sức cạnh tranh trên thị trường.
    1.3. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp. 1
    Như ta đã biết mọi doanh nghiệp khi sản xuất ra sản phẩm là nhằm mục đích để bán hoặc trao đổi, nhằm thực hiện mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng. Vì qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới thu hồi được vốn bỏ ra và cũng từ đó doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận. Tiêu thụ nhanh sản phẩm tức là góp phần làm tăng nhanh vòng chu chuyển vốn. Cũng chính nhờ có hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà sản xuất hàng hóa phát triển, mặt khác hoạt động tiêu thụ còn là cơ sở cho việc phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu, từ đó tìm kiếm những nhu cầu mới phát sinh.
    Thông qua tiêu thụ là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp.
    Thông qua tiêu thụ sản phẩm mục tiêu lợi nhuận vị thế của doanh nghiệp được củng cố. Nếu như trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ đã đặt khách hàng vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
    Thông qua tiêu thụ làm nên cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, người tiêu dùng có được giá trị và giá trị sử dụng mà họ mong muốn và doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Mặt khác doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nhằm mở rộng sản xuất và tạo ra những sản phẩm mới.
    Thông qua hoạt động tiêu thụ sản xuất ngày càng gắn liền với tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội để khai thác các nguồn lực của mình và tạo được vị thế trong thương trường.
    Như vậy, tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi vốn hàng hóa chuyển thành vốn tiền tệ và vòng tuần hoàn của vốn theo công thức T - H - T' (T' = T + T). Doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ là tạo điều kiện đẩy nhanh vòng quay của vốn và mở rộng sản xuất kinh doanh.
    Khi sản phẩm được tiêu thụ thì tính hữu ích mới được xác định, nghĩa là khi đó giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và đánh giá. Thị trường cung cấp những thông tin phản hồi giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường.
    1.2. Các biện pháp tiêu thụ sản phẩm.
    Trước khi xem xét các biện pháp tiêu thụ sản phẩm ta phải hiểu thế nào là marketing. Có nhiều định nghĩa về marketing nhưng nói tóm lại marketing bao gồm tất cả những suy nghĩ, tính toán và hoạt động của nhà kinh doanh tiêu thụ và cả những dịch vụ sau khi bán hàng.
    thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ 01699421922

    1 trich14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...