Tiểu Luận Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua biên giới tỉnh điện biên của sở thươ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 4
    Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài .6

    I. Một số vấn đề lý luận về xúc tiến hoạt động xuất khẩu 6
    1. Khái niệm xúc tiến xuất khẩu
    2. Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu
    II. ý nghĩa của đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên: .6
    1. Thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh
    2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    3. Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển
    4. Nâng cao đời sống vật chất của nhân dân các dân tộc
    5. Tăng cường hợp tác với các nước
    Chương II: Thực trạng xúc tiến xuất khẩu qua biên giới tại tỉnh Điện Biên 10
    I. Khái quát về sở thương mại du lịch tỉnh Điện Biên . 10
    Hình thành và phát triển . 10
    Các lĩnh vực hoạt động 12
    II.Tình hình xuất khẩu hàng hoá qua biên giới của tỉnh 2002-2004 17
    2.1. Kim ngạch xuất khẩu 17
    - Số liệu xuất nhập khẩu năm 2003-2004
    + xuất khẩu của địa phương
    + xuất khẩu của các thành phần kinh tế
    - nhận xét
    2.2. Mặt hàng xuất khẩu: 21
    - Do địa phương sản xuất
    - Hàng trong nước sản xuất
    - Hàng do thương nhân trong địa phương liên kết với thương nhân địa phương khác
    - Nhận xét
    2.3. Thị trường xuất khẩu 22
    - Thị trường Lào
    - Thị trường Trung Quốc
    - Thị trường Khác
    - Nhận xét
    III. Thực trạng các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu qua biên giới của Sở thương mại du lịch ĐB 24
    1. Chính sách 24
    Chính sách của tỉnh Điện Biên
    - chính sách hợp tác quốc tế
    - chính sách thu hút vốn đầu tư
    - chính sách tạo nguồn hàng xuất khẩu
    Chính sách của một số tỉnh miền núi phía bắc:
    - Chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh Sơn La
    - Chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh Lạng Sơn
    Nhận xét tình hình thực hiện chính sách của tỉnh Điện Biên
    2 Các phương pháp xúc tiến khác 24
    Mặt hàng
    Thị trường
    Khuyến khích doanh nghiệp

    Chương III: Những kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá qua biên giới tỉnh Điện Biên 26
    I. Quan điểm của tỉnh Điện Biên về xuất khẩu hàng hoá qua biên giới 26
    - quan điểm thứ nhất
    - quan điểm thứ 2
    - quan điểm thứ 3
    - quan điểm thứ 4
    - quan điểm thứ 5
    II.Giải pháp 27
    1. Về phía nhà nước: 27
    - chính sách xuất khẩu 27
    - chính sách xuất nhập cảnh 29
    - chính sách tài chính 29
    - chính sách hợp tác và đầu tư . 33
    - nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu 35
    2. Giải pháp nguồn hàng: .36
    - phát triển các mặt hàng chủ lực
    - tổ chức hỗ trợ sản xuất
    3.Giải pháp thị trường: 38
    - tổ chức và tham gia các hội chợ
    - thông tin thị trường EU và Nhật Bản
    - xây dựng website để quảng bá về sản phẩm của địa phương
    4. Giải pháp cho doanh nghiệp : 45
    - tổ chức lại sản xuất
    - đầu tư đổi mới công nghệ
    - đào tạo cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu
    Kết luận . 48
    Danh mục tài liệu tham khảo 49



    LỜI MỞ ĐẦU

    Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo kinh tế chậm phát triển , sản xuất hàng hoá chưa phát triển , sản xuất với quy mô nhỏ hàng hoá sức cạnh tranh thấp trên thị trường (hay nói cách khác chưa có nguồn hàng xuất khẩu) . Chưa hình thành quy hoạch được các vùng sản xuất tập trung để tạo ra sản phẩm công nghiệp có quy mô khối lượng và quy mô lớn , cơ sở hạ tầng thấp kém lạc hậu chậm phát triển. Sau khi thực hiện chủ trương chia tách tỉnh chia tách tỉnh tiềm năng các mặt hàng về khai thác khoáng sản quặng các loại như đồng , chì , đá đen . tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai Châu. Các cửa khẩu của tỉnh xa các thị trường và vùng sản xuất lớn ở trong nước giao thông đi lại khó khăn ; cửa khẩu của tỉnh sức thu hút và cạnh tranh kém hơn so với các cửa khẩu khác trong khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc mặt khác lại gia đời sau khi các cửa khẩu trong khu vực đã đi vào hoạt động trong thời gian dài, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu đã tương đối ổn định. Tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu của các tổ chức , DN và nhân dân của tỉnh chưa được quan tâm và chưa có chuyển biến tích cực đặc biệt quy hoạch vùng sản xuất hàng nông sản XK đến nay hầu hết các mặt hàng chủ lực theo Nghị quyết của tỉnh chưa tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Các sở, ban, ngành huyện ,thị và các doanh nghiệp đã được phân công trách nhiệm trong việc xây dựng các quy hoạch, dự án được chỉ định trong chương trình tổ chức triển khai xây dựng quy hoạch , kế hoạch ,dự án theo Nghị quyết 37/2003/NQ-HĐ ngày 20/1/2003 của HĐND tỉnh đến nay triển khai còn chậm chưa có giải pháp , biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu của địa phương . Công tác quản lý nhà nước về hoạt động XNK còn nhiều bất cập chưa ban hành được các chính sách của địa phương về hoạt động XNK như hỗ trợ về vốn , ưu đãi về đất ,thuế ,thưởng sản xuất và xuất khẩu , chính sách hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu . Các ngành, huyện , thị quản lý chưa có giải pháp , biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu của địa phương. Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Tây trang đã được phê duyệt song tiến độ triển khai tổ chức thực hiện xây dựng đầu tư vào các hạng mục công trình còn chậm. Các DN và thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh XNK của tỉnh mới chủ yếu buôn bán nhỏ nhất thời , chưa năng động và tạo ra được bạn hàng và thị trường hợp tác lâu dài và quan tâm đến hoạt động XNK . Tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu của các tổ chức ,doanh nghiệp chưa được quan tâm .Công tác thông tin xúc tiến thương mại , tìm kiếm thị trường bạn hàng xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hội chợ , triển lãm , quảng bá còn rất hạn chế . Xuất phát từ những đặc điểm đó là một sinh viên chuyên ngành thương mại quốc tế em quyết định chọn đề tài :" Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - du lịch Điện Biên". Qua đề tài em muốn hiểu biết nhiều hơn về tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của địa phương từ đó tích luỹ kiến thức phục vụ cho công tác sau này, đồng thời trong phạm vi hiểu biết của mình đưa ra một số giải pháp với mục đích đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
    Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
    XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI TỈNH ĐIỆN BIÊN
    CỦA SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐIỆN BIÊN

    Đề tài của em được chia thành 3 chương, chương I: Cơ sở lý luận của đề tài trình bày một số khái niệm và ý nghĩa của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên, chương II: thực trạng xúc tiến xuất khẩu qua biên giới tỉnh Điện Biên, chương III: một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của tỉnh Điện Biên. Trong quá trình thực hiện, do thời gian hạn chế và trình độ hiểu biết thực tiễn còn hạn chế nên đề tài của em chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sĩ Dương Thị Ngân đã giúp đỡ em thực hiện thành công đề tài này.
     
Đang tải...