Tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh đến n

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010

    LỜI MỞ ĐẦU


    Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1997. Tỉnh có diện tích tự nhiên hơn 800 km[SUP]2[/SUP], dân số trên 976.000 người với mật độ dân số 1.200 người/km[SUP]2[/SUP]. Là tỉnh có điểm xuất phát thấp về kinh tế, vốn chỉ sản xuất thuần nông, không có rừng và biển, tài nguyên khoáng sản hầu nh­ không có. Phát huy tiềm năng lớn là nhân tố con người Kinh Bắc và truyền thống văn hiến, cách mạng của quê hương, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đă đoàn kết một ḷng, phát huy tiềm năng lợi thế, khắc phục khó khăn để lănh đạo nhân dân đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 như Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.
    Đặc điểm là vùng đất chật người đông, nhưng lại có những lợi thế cả về giao thông đường sông, đường bộ lẫn đường sắt. Những năm gần đây Bắc Ninh được quy hoạch nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Pḥng- Quảng Ninh, đây là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Xác định được tiềm năng, thế mạnh hiện có cũng nh­ thời cơ và thách thức đặt ra, Đảng bộ Bắc Ninh đă tập trung lănh đạo đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực. Đối với ngành trồng trọt, hướng chuyển dịch là giảm tỷ trọng cây lương thực và tăng tỷ trọng các loại cây khác đặc biệt là cây thực phẩm và cây ăn quả. Nếu xem xét toàn diện th́ nông nghiệp Bắc Ninh c̣n dừng lại ở nền nông nghiệp tự cung tự cấp là chính, tỷ suất hàng hoá thấp. Để thực hiện nền nông nghiệp hàng hoá th́ Bắc Ninh phải tập trung thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà trước hết phải thực hiện tốt quá tŕnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Những năm qua tỉnh đă tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm xoá thế độc canh cây lúa, h́nh thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá. Tuy nhiên quá tŕnh chuyển đổi diễn ra với tốc độ chậm, hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong thời gian tới Bắc Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh quá tŕnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt được những mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đă đề ra. Đây cũng là vấn đề em quan tâm và lựa chọn để làm chuyên đè thực tập với đề tài Một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010.
    Mục đích nghiên cứu là hệ thống hoá một số vấn đề lư luận và thực tiễn; phân tích đánh giá thực trạng cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng; rút ra những mặt được và chưa được, những vấn đề cần giải quyết; từ đó đưa ra quan điểm, phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nhằm tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở Bắc Ninh.
    Đối tượng nghiên cứu là nội dung của cơ cấu cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bắc Ninh.
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và tham khảo một số tài liệu khác có liên quan.
    Bản chuyên đề gồm các nội dung chính sau:
    Phần I: Cơ sở lư luận và thực tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    Phần II: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Bắc Ninh.
    Phần III: Phương hướng và các giải pháp nhằm tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh.









    PHẦN I
    CƠ SỞ LƯ LUẬN VÀ THỰC TẾ VỀ
    CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

    I. Khái niệm, đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    1. Khái niệm
    1.1 Cơ cấu kinh tế
    Nền kinh tế của mỗi nước là một tổ hợp phức tạp, bao gồm các bộ phận và phân hệ hợp thành. Cơ cấu kinh tế thực chất là cấu trúc bên trong của nền kinh tế, biểu hiện ở những mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận và giữa các phân hệ của các bộ phận đó trong hệ thống kinh tế. Những mối quan hệ kinh tế đó ràng buộc lẫn nhau và được biểu hiện ở những quan hệ về mặt lượng cũng như quan hệ về mặt chất. Khi có sự thay đổi của một số bộ phận và phân hệ nào đó trong hệ thống kinh tế sẽ làm thay đổi các bộ phận và phân hệ c̣n lại, hoặc ngược lại. Là kết quả của quá tŕnh phân công lao động xă hội, cơ cấu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của nên kinh tế. Một cơ cấu kinh tế hợp lư phải cú cỏc bộ phận, các phân hệ được kết hợp với nhau một cách hài hoà, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên của đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng và phát triển ổn định, nâng cao mức sống của dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc có hiệu quả. Cơ cấu kinh tế của một nước xột trờn tổng thể bao gồm những mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế nước đó như các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ), cỏc vựng kinh tế, các thành phần kinh tế. Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có những cơ cấu riêng của ḿnh tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế xă hội cụ thể.
    Như vậy, cơ cấu kinh tế là một tổng hợp các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nước. Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau tác động quá lại lẫn nhau và biểu hiện ở các mỗi quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xă hội nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xă hội cao.
    Bản chất cơ bản của cơ cấu kinh tế là:
    - Tổng thể cỏc nhúm ngành, các yếu tố cấu thành của hệ thống kinh tế mỗi quốc gia.
    - Số lượng, tỷ trọng của cỏc nhúm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế.
    - Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế hướng vào mục tiêu xác định.
    1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    Kinh tế nông nghiệp là một bộ phận của kinh tế nông thôn, là một trong những ngành kinh tế đặc trưng của nền kinh tế quốc dân. Cùng với kinh tế nông thôn, kinh tế nông nghiệp là một trong những khu vực kinh tế quan trọng mà trước hết là cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xă hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sự phát triển kinh tế - xă hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đang và sẽ đ̣i hỏi sự phát triển nhanh, có hiệu quả ngày càng cao đối với kinh tế nông thôn nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Kinh tế nông nghiệp tồn tại và phát triển gắn liền với những quan hệ kinh tế nhất định. Những quan hệ kinh tế chứa đựng trong kinh tế nông nghiệp được gọi là cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau, gắn bó với nhau trong những tỷ lệ về mặt lượng cũng như về mặt chất.
    Như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể các bộ phận hợp thành kinh tế nông nghiệp. Các bộ phận đú cú mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau theo những tỷ lệ nhất định về số lượng và gắn bó với nhau về mặt chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xă hội nhất định, tạo thành hệ thống kinh tế nông nghiệp, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xă hội cao.
    Nông nghiệp theo nghĩa rộng là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá tŕnh sinh học, gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong trồng trọt được phân ra: Trồng cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc, cây cảnh, cây dược liệu, Ngành chăn nuôi gồm có chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm, nuôi ong, nuôi tằm, Những ngành trờn cũn có thể được phân ra các ngành nhỏ hơn. Chỳng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá tŕnh phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp. Hiện nay, trong cơ cấu nông nghiệp có 2 vấn đề quan trọng là cơ cấu hợp lư giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm.
    2. Đặc trưng
    Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có những đặc trưng chung của cơ cấu kinh tế:
    2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính chất khách quan.
    Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng giống như cơ cấu kinh tế nói chung đều tồn tại và phát triển phụ thuộc vào tŕnh độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xă hội. Mỗi một tŕnh độ nhất định của lực lượng sản xuất và phân công lao động xă hội tương ứng với một cơ cấu kinh tế nông nghiệp cụ thể. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đời sống kinh tế - xă hội đó cú sự biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Trong điều kiện đó, kinh tế nông nghiệp đang chịu ảnh hưởng hết sức lớn lao bởi những tiến bộ khoa học công nghệ do cuộc cách mạng đó đem lại. Việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cách mạng sinh học đă tạo ra những giống cây, con mới có năng suất và chất lượng cao, mức độ thích nghi rộng hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó đă và đang tạo ra những điều kiện yếu tố vật chất góp phần làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra cơ cấu mới có độ thích ứng rộng hơn và hiệu quả hơn.
    Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng như xu hướng chuyển dịch của nó tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xă hội nhất định. Các quy luật kinh tế được biểu hiện và vận động thông qua hoạt động của con người. V́ vậy, con người trước hết phải nhận thức đầy đủ các quy luật kinh tế cũng như các quy luật tự nhiên để từ đó góp phần vào việc h́nh thành, biến đổi và phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp sao cho cơ cấu đó ngày càng hợp lư, đem lại hiệu quả cao. Như vậy, việc h́nh thành và vận động của cơ cấu kinh tế nông nghiệp đ̣i hỏi phải tôn trọng tính khách quan và không được áp đặt chủ quan duy ư chí.
    2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính lịch sử, xă hội.
    Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ trong khu vực kinh tế nông nghiệp được xác lập theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng trong thời gian cụ thể. Tại thời điểm đó, do những điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế - xă hội, các tỷ lệ đó được h́nh thành và xác lập theo một cơ cấu nhất định. Nếu có sự biến đổi trong các điều kiện nói trên th́ lập tức các mối quan hệ này cũng thay đổi và h́nh thành một cơ cấu mới phù hợp hơn.
    Xă hội ngày càng phát triển, biểu hiện là sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xă hội ngày càng cao, nhu cầu của con người về sản phẩm tiêu dùng ngày càng nhiều về số lượng, chủng loại, chất lượng tốt hơn. Nó đ̣i hỏi phải xác lập một cơ cấu mới để thoả măn những nhu cầu có tính xă hội hoỏ trờn. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để phù hợp với sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xă hội để đảm bảo quy mô, nhịp điệu phát triển kinh tế. Tuỳ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi quốc gia mà xác định một cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Không thể có cơ cấu kinh tế mẫu làm chuẩn mực cho mỗi vùng.
    2.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ngừng vận động phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hợp lư và có hiệu quả hơn.
    Quá tŕnh phát triển và biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với sự biến đổi của các yếu tố về lực lượng sản xuất và phân công lao động xă hội. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, phân công lao động xă hội ngày càng tỷ mỷ và phức tạp tất yếu dẫn tới một cơ cấi kinh tế ngày càng hoàn thiện. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vận động và biến đổi gắn liền với sự vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng và cả bản thân cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu cũ h́nh thành, mất đi để ra đời cơ cấu mới, cơ cấu mới ra đời lại tiếp tục vận động, phát triển rồi lại lạc hậu, nó lại được thay thế bằng cơ cấu tiến bộ hơn và hoàn thiện hơn.
    Ngoài những đặc trưng chung của cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũn cú những đặc trưng riêng chủ yếu sau:
    Một là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được h́nh thành và vận động trên cơ sở điều kiện tự nhiên và mức độ khai thác cải tạo điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết, khí hậu, ).
    Sản xuất nông nghiệp gắn liền với tự nhiên, v́ vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên nhất là đối với những nước có tŕnh độ công nghiệp hoỏ cũn thấp như Việt Nam. Một nền nông nghiệp với cơ cấu hợp lư, hiệu quả là nền nông nghiệp đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao với chi phí ớt trờn một đơn vị sản phẩm. Muốn vậy phải lợi dụng được tối đa các yếu tố của điều kiện tự nhiên tham gia vào quá tŕnh sản xuất. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo xu hướng ngày càng lợi dụng được điều kiện tự nhiên và cải tạo điều kiện tự nhiên có lợi nhất cho con người.
    Hai là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp h́nh thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
    Trải qua quá tŕnh phát triển từ nền kinh tế sinh tồn chuyển lên nền kinh tế tự cung tự cấp th́ sự biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp rất chậm chạp và tŕ trệ. Chỉ từ khi chuyển sang nền sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn th́ cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới được h́nh thành và phát triển theo hướng đa dạng và có hiệu quả. Những cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao được phát triển, từng bước thay thế những cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả; các ngành dịch vụ nông nghiệp cũng được mở rộng và phát triển đa dạng.
    3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
    3.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng không phải là bất biến mà luôn vận động, chuyển hoá sang cơ cấu mới ưu việt hơn. Đây là một quá tŕnh tất yếu nhưng không phải là quá tŕnh vận động tự phát mà con người cần phải có tác động để thúc đẩy quá tŕnh chuyển dịch này nhanh và hiệu quả hơn. Trên cơ sở nhận thức và nắm bắt được quy luật vận động khách quan, con người t́m và chia ra các biện pháp đúng đắn tác động để làm cho quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra đúng mục tiêu và định hướng vạch ra.
    Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá tŕnh làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế theo một chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế đến các trạng thái phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả tổng hợp mong muốn thông qua các tác động điều khiển có ư thức, hướng đích của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá tŕnh làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông nghiệp nhằm hướng tới các tiểu ngành có lợi thế đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
    3.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan xuất phát từ vị trí của ngành nông nghiệp trong đời sống kinh tế - xă hội, từ thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và từ yêu cầu của nên kinh tế thị trường.
    Xột trên b́nh diện kinh tế - xă hội và môi trường, nông nghiệp có vị trí hết súc quan trọng trong sự phát triển của mỗi nước. Những nước có nền nông nghiệp vững chắc th́ cũng đạt được những bước phát triển ổn định về kinh tế. Trong thời đại ngày nay, nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm - những sản phẩm tối cần thiết cho đời sống của con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hoá xuất khẩu mà c̣n là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp và các ngành khác. Đồng thời, nó liên quan trực tiếp đến vấn đề môi sinh, vấn đề bảo vệ các tài nguyên đất đai, rừng, nguồn nước, . Đối với Việt Nam - một nước có tỷ trọng nông nghiệp lớn lại chủ yếu là sản xuất nhỏ th́ nông nghiệp lại càng có vị trí quan trọng. Tầm quan trọng đó được thể hiện ở các mặt sau:
    Thứ nhất, nông nghiệp cung cấp những nông sản, lương thực, thực phẩm cơ bản và thiết yếu của con người mà nếu thiếu nó sẽ có ảnh hưởng không chỉ về mặt kinh tế mà c̣n ảnh hưởng cả về chính trị, xă hội.
    Thứ hai, nông nghiệp sản xuất ra nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
    Thứ ba, nông nghiệp góp phần vào việc tăng thu nhập và tích luỹ của nền kinh tế quốc dân, thông qua cung cấp nông sản phẩm, thuế, xuất khẩu nông sản. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển như ViệtNam.
    Thứ tư, nông nghiệp và nông thôn là nơi có nguồn lao động dồi dào mà qua tăng năng suất lao động có thế giải phóng sức lao động phục vụ cho các ngành kinh tế khỏc. Đơy cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn cho các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
    Thứ năm, nông nghiệp và nông thôn trải ra trên địa bàn rộng lớn ở cỏc vựng trờn đất nước, nếu phát triển tốt sẽ góp phần quan trọng để bảo vệ môi trường sinh thái. Ngược lại nếu phát triển không tốt sẽ ảnh hưởng lớn làm ô nhiễm môi trường.
    Như vậy, nông nghiệp là cơ sở quan trọng cho quá tŕnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; h́nh thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lư với những vùng tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất. Những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp đó cú những bước tiến rơ rệt. Tuy nhiên, để đảm bảo vị trí của ngành nông nghiệp trong đời sống kinh tế - xă hội của đất nước cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
    Thực tế cho thấy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam c̣n bất hợp lư, hiệu quả thấp, trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80% giá trị sản xuất nông nghiệp). Trong nội bộ ngành trồng trọt, cơ cÊu cây trồng c̣n mang nặng tính độc canh cây lương thực. Tỷ trọng nhóm cây lương thực (lỳa, ngụ) trong tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 83,4% năm 2003 và tăng lên 84,9% năm 2004. Tỷ lệ cây rau đậu khoảng 7% và tỷ lệ cây công nghiệp hàng năm c̣n 7,6% năm 2004. Xu hướng chuyển dịch chậm và không ổn định là nhược điểm của sản xuất nông nghiệp nước ta đến nay vẫn chưa khắc phục được một cách cơ bản. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện.
    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn bền vững có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lư, có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát huy lợi thế so sánh về tiềm năng đất đai, khí hậu cùng với quá tŕnh thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới để tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều đó đ̣i hỏi phải h́nh thành và phát triển cỏc vựng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá lớn, tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa dịch vụ đầu vào, quá tŕnh sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cho phép áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, thích hợp với từng vùng kinh tế sinh thái, cho phép tăng năng suất và sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm.Việc áp dụng công nghệ sinh học về bón phân, bảo vệ thực vật, vệ sinh thú y, thức ăn gia súc cho phép tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và thay dần các loại thuốc hoá học độc hại, bảo vệ được môi trường sinh thái bền vững Đó vừa là nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, vừa là yêu cầu cơ bản phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp c̣n là do sự đ̣i hỏi của thị trường. Chúng ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đ̣i hỏi phải xác định lại cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng cho phù hợp. Trong cơ chế thị trường, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng phải đảm bảo và tuân thủ các quy luật của thị trường như qui luật cung cầu, giá cả Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm là do thị trường quyết định – chúng ta sản xuất ra những cái mà thị trường cần chứ không sản xuất ra cái mà chúng ta có thể sản xuất. Việc xác định cơ cấu hợp lư sẽ tạo điều kiện cho người nông dân giảm được rủi ro của nền kinh tế thị trường với những cơn sốt về giá cả, sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng về sở thớch
    Quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp c̣n xuất phát từ yêu cầu phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Đó là nền nông nghiệp đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay và duy tŕ được tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ mai sau, giữ ǵn được quỹ đất, quỹ nước, quỹ rừng, không khí và khí quyển, tính đa dạng sinh học

    II. Khái niệm, đặc trưng và sự cần thiết chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá
    1. Khái niệm
    1.1 Cơ cấu cây trồng
     
Đang tải...