Tiểu Luận Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình học văn của học sinh trung học cơ sở

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    1. Trong thời điểm hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhanh, khi mà những lợi ích của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại vô cùng to lớn thì xu hướng chọn học những ngành thuộc khoa học tự nhiên của học sinh là điều dễ hiểu. Một thực tế hiển nhiên là phụ huynh nào cũng muốn cho con em mình học tốt các môn: Toán, Lí, Hóa còn các môn: Văn, Sử, Địa có yếu cũng không sao. Thậm chí, có những học sinh có năng khiếu văn từ nhỏ, có thể ngay lập tức “ cái mầm” ấy bị thui chột theo yêu cầu của bố mẹ. Tư tưởng học lệch, không coi trọng môn văn phần nào đã ngấm vào học sinh từ tiểu học và các lớp đầu của trung học cơ sở.
    2. Văn học là một môn học rất cần thiết. Nó không chỉ cung cấp tri thức sống, nó còn rèn nhân cách sống, cách cảm nhận cái đẹp Nhưng đây lại là một môn học khó, rất khó. Vì nó trừu tượng và chẳng theo một công thức nào. Khó còn vì không thích học nên chỉ học qua loa, học đại khái. Càng như vậy lại càng học không vào. Bệnh đối phó trong học văn sinh ra từ đó.
    3. Ngày nay, sách tham khảo cho học sinh quá nhiều, nhất là các loại sách: “ Để học tốt ”. Bên cạnh yếu tố tích cực, loại sách này cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển “ bệnh lười”, “ bệnh đối phó” của học sinh. Chỉ cần hơn mười ngàn đồng là có một quyển, đủ để đối phó cả năm mà không sợ sai, vì về căn bản nó giống nội dung sách giáo viên của các thầy cô giáo. Học sinh có thể không cần đọc tác phẩm mà vẫn trả lời được câu hỏi trong SGK.
    4. Cuộc cải cách giáo dục của ngành ta đặt ra những vấn đề mới mẻ, tích cực, trong đó vấn đề coi học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, giáo viên chỉ là người gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu. Về mặt lí thuyết điều đó đúng và rất tốt. Nhưng xét trên thực tế, học sinh có là chủ thể được không khi các em không đọc tác phẩm, không tự mình tìm hiểu và trả lời câu hỏi phần hướng dẫn đọc- hiểu của SGK (sách giáo khoa).
    Với những khó khăn và thực tế trên, tôi thấy việc thực hiện một giờ dạy văn sao cho hiệu quả: vừa tạo hứng thú cho học sinh, vừa đáp ứng những đổi mới về phương pháp là một điều rất khó. Vì vậy, cần phải đi tìm những giải pháp cho vấn đề học văn của học sinh trong tình hình hiện nay. Đó chính là lí do để tôi thực hiện đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...