Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh phú yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2012
    Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH PHÚ YÊN
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH . viii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ
    CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) . 5
    1.1 CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH . 5
    1.1.1 Cạnh tranh cấp tỉnh 5
    1.1.2 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 8
    1.2. VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
    TRƯỜNG . 12
    1.2.1 Vị trí pháp lý của chính quyền cấp tỉnh trong hệ thống chính quyền . 12
    1.2.2 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh . 13
    1.2.3 Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền KTTT định hướng XHCN ở
    Việt Nam hiện nay 14
    1.3 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH . 15
    1.3.1 Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 15
    1.3.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 16
    1.3.2.1 Nội dung của chỉ số NLCT cấp tỉnh 16
    1.3.2.2 Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 20
    1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 22
    1.3.3.1 Nhóm các nhân tố chủ quan 22
    1.3.3.2 Nhóm các nhân tố khách quan 23
    1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ TỈNH VỀ NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC
    CẠNH TRANH CẤP TỈNH . 25
    1.4.1 Thực trạng cải thiện PCI của một số tỉnh . 25
    1.4.1.1 Thành phố Đà Nẵng 25
    1.4.1.2 Tỉnh Long An . 27
    1.4.1.3 Tỉnh Bắc Ninh 29
    v
    1.4.1.4 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số tỉnh 30
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH
    PHÚ YÊN DỰA TRÊNCHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH GIAI
    ĐOẠN 2006 -2011 33
    2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN. 33
    2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33
    2.1.1.1 Vị trí địa lý . 33
    2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên . 33
    2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 34
    2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội . 37
    2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế . 37
    2.1.2.2. Cơ cấu lao động và nguồn nhân lực . 38
    2.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu của nền kinh tế 39
    2.1.2.4. Thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế . 40
    2.2. THỰC TRẠNG XẾP HẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
    TỈNH CỦA TỈNH PHÚ YÊN . 42
    2.2.1 Kết quả xếp hạng đánh giá PCI Phú Yên giai đoạn 2006 –2011 42
    2.2.2. Chỉ số PCI dưới góc độ so sánh 43
    2.2.2.1. So với tỉnh dẫn đầu năm 2011 43
    2.2.2.2. So với tỉnh trung vị năm 2011 44
    2.2.2.3. So với các tỉnh dẫn đầu các khu vực 45
    2.2.2.4. So với các tỉnh trong vùng . 47
    2.2.2.5. So sánh các chỉ số thành phần của Phú Yên năm 2011 với các tỉnh
    trong vùng 50
    2.2.3. Phân tích các chỉ số PCI thành phần của Phú Yên qua các năm
    (2006-2011) 55
    2.2.3.1. Chỉ số gia nhập thị trường 55
    2.2.3.2. Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 57
    2.2.3.3. Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin 59
    2.2.3.4. Chỉ số chi phí thời gian đểthực hiện các quy định của Nhà nước . 61
    2.2.3.5. Chi phí không chính thức . 63
    2.2.3.6. Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh . 65
    2.2.3.7. Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 66
    2.2.3.8. Chỉ số đào tạo lao động 70
    vi
    2.2.3.9. Chỉ số thiết chế pháp lý 72
    2.3 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA TỈNH PHÚ YÊN THÔNG
    QUA CHỈ SỐ PCI GIAI ĐOẠN 2006-2011 . 73
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 80
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    CỦA TỈNH PHÚ YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 81
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ YÊN
    NĂM 2011- 2020 . 81
    3.1.1. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể . 81
    3.1.2. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực 82
    3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
    CỦA TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2012-2020 86
    3.2.1. Cải thiện chỉ số Chi phí gia nhập thị trường 86
    3.2.2 Cải thiện chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 87
    3.2.3. Cải thiện chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin . 88
    3.2.4. Cải thiện chỉ số Chi phí thời gian để thực hi ện các quy định của Nhà nước 89
    3.2.5. Cải thiện Chỉ số Chi phí không chính thức 90
    3.2.6. Cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 91
    3.2.7. Cải thiện chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 92
    3.2.8. Cải thiện Chỉ số đào tạo lao động 93
    3.2.9. Cải thiện Chỉ số Thiết chế pháp lý . 94
    3.3 MỘT SỐ GÓP Ý ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
    NĂNG LỰC CẠNH TRANHCẤP TỈNH PCI 95
    3.3.1. Đánh giá tổng quát 95
    3.3.2. Hoàn thiện việc tổ chức đánh giá 95
    3.3.3. Hoàn thiện các chỉ số thành phần và các tiêu chí cấu thành . 96
    3.3.4. Hoàn thịên phương pháp đánh giá và xếp hạng . 97
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99
    KẾT LUẬN . 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đềtài
    Sau khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
    nền kinh tế thị trường thì những quy luật của nền kinh tế thị trường bắt đầu hoạt động,
    trong đó cạnh tranh được thừa nhận và cũng là quy luật tất yếu. Cùng với sự phân cấp
    mạnh mẽ giữa TW và tỉnh, vấn đề cạnh tranh cấp tỉnh xuất hiện và các tỉnh có quyền
    hành nhất định trong phát triển kinh tế, mà biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực đầu tư
    và quản lý doanh nghiệp. Sự phân cấp trong quản lý kinh tế giữa các cấp chính quyền
    đã nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý điều hành phát triển kinh
    tế-xã hội địa phương, từ thế chủ động sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở chính
    sách, pháp luật của TW và điều kiện cụ thể của địa phương.Phân cấp quản lý giữa
    chính quyền TW và chính quyền tỉnh được thực hiện trên các lĩnh vực: quản lý quy
    hoạch, kế hoach và đầu tư phát triển; quản lý ngân sách nhà nước; quản lý đất đai,tài
    nguyên, tài sản nhà nước; quản lý doanh nghiệp nhà nước (DNNN); quản lý các hoạt
    động sự nghiệp, dịch vụ công; quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ công chức [1].
    Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho thấy,
    chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa
    phương do quá trình phân cấp ngày càng sâu, thực chất hơn. Nhiều địa phương đã thành
    công trong thu hút đầu tư, phát triển DN dù có điều kiện ban đầu được coi là kém hấp
    dẫn. Thành công đó đã khiến các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước quan
    tâm đến vai trò của cấp tỉnh, mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam.
    Ngoài ba cấp độ cạnh tranh phổ biến trên thế giới thường đề cập là: cạnh tranh
    quốc gia, DN và sản phẩm thì cạnh tranh cấp tỉnh trở thành đặc thù của Việt Nam.
    Mục tiêu của nâng cao NLCT cấp tỉnh không tách rời mục tiêu chung của vùng và cả
    nước. Để thực hiện mục tiêu này quá trình cạnh tranh giữa các tỉnh không tách rời
    quan hệ hợp tác, liên kết nhằm phát huy lợi thế so sánh mỗi địa phương [15-20].
    Hiện tại đã có tổ chức thực hiện xếp hạng NLCTthông qua chỉ số năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong phạm vi cả nước. Mục
    tiêu xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh NLCT (PCI-Provincial Competitiveness
    Index ) của các tỉnh nhằm lý giải nguyên nhân cùng một nước, một số tỉnh có sự phát
    triển năng động của khu vực tư nhân, tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế tốt hơn các
    tỉnh khác và bên cạnh đó hướng chính quyền địa phương cải thiện, đổi mới điều hành
    2
    của mình dựa vào những thực tiễn tốt nhất của các tỉnh khác nhằm nâng cao vị thế và
    PCI của mỗi địa phương. Tuy nhiên đến nay, những tiêu chí, chỉ tiêu và phương pháp
    đánh giá còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện để phản ánh
    toàn diện, rõ nét PCI ở Việt Nam, chẳng hạn như mở rộng đối tượng tham gia điều tra
    khảo sát nhiều chiều, nhiều phía (DN thuộc các thành phần kinh tế, chính quyền cấp
    tỉnh), nghiên cứu gắn với yếu tố lợi thế trong quan hệ liên kết vùng, địa phương.
    Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ có rất nhiều tiềm năng trong
    phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư. Phú Yên có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên trục
    giao thông chính Bắc Nam, có bờ biển dài nhiều đầm, vịnh đẹp thuận tiện cho phát
    triển kinh tế biển, có nguồn tài nguyên đất đai và lao động dồi dào. Tuy nhiên môi
    trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh vẫn còn nhiều điều để cải thiện hơn
    nữa. Kết quả đánh giá xếp hạng PCI của VCCI qua các năm cũng cho thấy Phú Yên
    chưa phải là địa phương có PCI cao.Cụ thể vị trí so với các tỉnh thành trong cả nước
    qua các năm như sau: năm 2006 xếp vị trí 21/63; năm 2007 xếp vị trí 23/63; năm 2008
    xếp vị trí 39/63; năm 2009 xếp vị trí 49/63; năm 2010 xếp vị trí 31/63; năm 2011 xếp
    vị trí 50/63 [15-20].Có thể thấy điểm số PCI của Tỉnh Phú Yên có xu hướng giảm dần
    qua các năm. Xuất phát từ những lý do ấy đặt ra vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn thực
    trạng chỉ số PCI của tỉnh Phú Yên, chỉ rõ những mặt còn hạn chế để có giải pháp nâng
    cao trong thời gian tới.
    Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số
    giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Yên”làm luận văn thạc sĩ
    của mình
    2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài
    - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án nâng cao sáng kiến
    cạnh tranh Việt Nam (VCCI), từ năm 2006đến năm 2011 có các Báo cáo nghiên cứu
    về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam [15-20].
    - Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của
    DN, của ngành, của sản phẩm được thể hiện bằng các công trình nghiên cứu, sách,
    báo, ấn phẩm như: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì phối
    hợp với Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á Singapore (ACI) dưới sự chỉ đạo về
    chuyên môn của Michael E. Porter đã nghiên cứu và công bố Báo cáo Năng lực cạnh
    trạnh Việt Nam 2010(VCR 2010) [47].
    3
    - Nguyễn Thị Thu Hà (2009) với Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong
    điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nhà
    xuất bản Thông tấn Hà Nội [8]
    - Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về
    cạnh tranh và NLCT. Từ đó, nghiên cứu phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
    cao NLCT của quốc gia, của ngành, của DN. Riêng nghiên cứu NLCT cấp tỉnh ở Việt
    Nam đã được VCCI lượng hoá thông qua chỉ số PCI để so sánh xếp hạng, tuy nhiên
    kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số tiêu chí, chỉ tiêu và tập trung đánh giá
    một số khía cạnh nhất định về mức độ cải thiện môi trường kinh doanh đối với các DN
    nhỏ và vừa trong nước ở địa phương thông qua “cảm nhận” của một số DN khu vực
    này (năm 2011 là 6.922 DN trong tổng số hơn 400.000 DNNVV cả nước).
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    - Hệ thống hoá lý luận về cạnh tranhvà nănglực cạnh tranhcấp tỉnh.
    -Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Phú Yên dựa trên xếp hạng chỉ
    số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)giai đoạn 2006 –2011.
    - Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranhtỉnh Phú Yên trong thời
    gian tới
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranhtỉnh Phú Yên
    - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứuchỉ sốPCI của tỉnh Phú Yên
    giai đoạn 2006 - 2011trong đó cóso sánh PCI của Phú Yên vớicáctỉnh trong khu vực
    và các tỉnh có chỉ số PCI cao ở Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp để phân tích NLCT
    của tỉnh Phú Yên dựa trên các số liệuthứ cấp được cung cấp bởi VCCI, trong đó tác
    giả cóso sánh với các tỉnh trong khu vực và các tỉnh có chỉ số PCI cao ở Việt Nam.
    6. Đóng góp của luận văn
    - Từ xếp hạng PCIcủa tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006 -2011 kết hợp vớiso sánh
    với một số địa phương khác, đề tài đã khẳng định những nỗ lực và chỉ ra những bất
    cập của chính quyền tỉnh Phú Yên trong cải thiện môi truờng kinh doanh, đồng thời
    xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt động của chính quyền tỉnh trong những năm tới.
    4
    - Trọng tâm của những giải pháp cải thiệnnhằm vào những chỉ số thành phần
    có thứ hạng thấp như: Chi phí gia nhập thị trường; Tính minh bạch và tiếp cận thông
    tin; Thiết chế pháp lý; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức và những chỉ số
    thành phần có xu hướng giảm, bao gồm: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo
    tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; Đào tạo lao độngnhằm góp phần nâng cao vị trí và
    điểm số PCI của tỉnh Phú Yên trong những năm tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    được chia thành 3 chuơng:
    Chương 1: Tổng quan về năng lực canh tranh cấp tỉnhvà chỉ số năng lực cạnh tranh
    cấp tỉnh (PCI).
    Chương 2: Phân tích thực trạng nănglực cạnh tranh tỉnh Phú Yên dựa trên xếp hạng
    chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)giai đoạn 2006 –2011.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực canh tranh của tỉnh Phú Yên trong thời
    gian tới.

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNHVÀ CHỈ SỐ
    NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI)
    1.1 CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
    1.1.1 Cạnh tranh cấp tỉnh.
    Cạnh tranh là một khái niệm đăc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Đó là vấn
    đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế trên thế giới. Do cách tiếp
    cận hay mục đích nghiên cứu khác nhau nên đã có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh
    tranh.
    Lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh có thể phân chia thành trường phái
    cổ điển và trường phái hiện đại.
    Trường phái cổ điển với tư tưởng cạnh tranh và tự do của A.Smith hướng vào
    mục tiêu phản đối sự can thiệp của Nhà nước. Bổ sung quan điểm đó, John Stuart Mill
    đề cao quyền tự do kinh doanh và phản đối sự can thiệp của chính phủ đối với cá nhân
    (tư nhân) trong ba trường hợp:
    (1) Chính phủ can thiệp vào những việc lẽ ra để cá nhân thực hiện thì tốt hơn;
    (2) Chính phủ làm những việc mà lẽ ra để cá nhân thực hiện thì chưa chắc tốt,
    nhưng xét về mặt giáo dục tinh thần cho cá nhân, để cho cá nhân thực hiện những
    nhiệmvụ đó thì năng lực chủ động của họ sẽ được tăng thêm, đồng thời khả năng phán
    đoán của họ cũng có cơ hội thể nghiệm;
    (3) Chính phủ ôm đồm những công việc không cần thiết, đây là trường hợp dễ
    bị mọi người phản đối nhất [5]
    Trường phái hiện đại tiêu biểu là lý luận sáng tạo và cạnh tranh ở trạng thái
    động của J.Schumpeter đã diễn giải về năng lực cạnh tranh đối với những nền kinh tế
    dựa vào thông tin và tri thức. Các hình thức kết hợp các yếu tố cạnh tranh trong quá
    trình cạnh tranh phải tận dụng được nhữngtiến bộ và sáng tạo công nghệ, đồng thời
    nhấn mạnh vai trò của công ty, tài năng của DN được thừa nhận và cần phải mở rộng
    môi trường hoạt động để họ phát huy tính sáng tạo, thi thố tài năng. Lý thuyết sáng tạo
    của J.Schumpeter chỉ ra sáng tạo trên ba bình diện:
    (1)-Sáng tạo công nghệ và sử dụng kỹ thuật mới;
    (2)-Sáng tạo thể chế khai thác thị trường và kiểm soát nguồn cung cấp nguyên
    liệu mới;

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP
    ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và
    chính quyền tỉnh, TPTTTW.
    2. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong
    quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    3. Cục Thống kê tỉnh Phú Yên (2011), Kinh tế -xã hội tỉnh Phú Yên 5 năm (2006-2010), NXB Thống kê, Hà Nội.
    4. Cục Thống kê tỉnh Phú Yên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2011,
    NXB Thống kê, Hà Nội.
    5. Bạch Thụ Cường(2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội.
    6. Lê Dăng Doanh, Nguyễn Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực
    cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước,NXB Lao động, Hà Nội.
    7. Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2008), Tác động của vốn con người đối với
    tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
    Nội.
    8. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong điều
    kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB Thông
    tấn, Hà Nội.
    9. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam-Từ lý luận đến thực tiễn, NXB
    Lao động-xã hội, Hà Nội.
    10. Hoàng Thị Hoan (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp
    điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học
    kinh tế quốc dân Hà Nội.
    11. Vũ Thành Hưng (2005), “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam -Một số
    kiến nghịvà giải pháp”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (99), tháng 9/2005.
    12. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
    tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    13. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các
    vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam,NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
    14. Phan Nhật Thanh (2010), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
    tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, luận án tiến sĩ kinh tế.
    15. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2006), Báo cáo Chỉ số Năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006.
    16. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2007), Báo cáo Chỉ số Năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2007.
    17. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2008), Báo cáo Chỉ số Năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008.
    18. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2009), Báo cáo Chỉ số Năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2009.
    19. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2010), Báo cáo Chỉ số Năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2010.
    20. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo Chỉ số Năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011.
    21. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Quỹ Châu Á (2005), Điều hành
    kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam -Những thực tiễn tốt nhất, Hà Nội.
    22. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,VCCI, Tạp chí Cộng sản (2010),
    Cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh tại Việt Nam, Toạ đàm ngày 14/01/2010, Hà
    Nội.
    23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Cạnh tranh, NXB Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, NXB Chính
    trị quốc gia, Hà Nội.
    25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật đất đai, NXB Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật đầu tư, NXB Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    27. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn
    cầu hoá,NXB Lao động, Hà Nội.
    28. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg ngày
    10/10/2007 về Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương với các vùng kinh tế
    trọng điểm.
    29. UBND tỉnh Phú Yên (2011), Về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và
    nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Phú Yên, Chương trình hành động
    số 02/CTr-UBND ngày 27/7/2011.
    30. UBND tỉnh Phú Yên, VCCI (2009), Báo cáo dự thảo môi trường kinh doanh
    cho các doanh nghiệp dân doanh Phú Yên.
    31. UBND tỉnh Phú Yên (2011), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2011
    -2020 của tỉnhPhú Yên.
    32. UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (2012), Nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
    tỉnh (PCI) năm 2012,Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 09/6/2012.
    33. UBND TP Đà Nẵng(2010), Báo cáo tham luận tổng hợp đề xuất giải pháp
    nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của TP Đà Nẵng
    34. Nguyễn Văn Thường, Kenichi Ohno (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển
    công nghiệp Việt Nam,NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
    35. Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 (2008), Báo cáo
    về các thông lệ tốt trong thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2005, NXB
    Lao động, Hà Nội.
    36. Tổng Cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, NXB Thống kê, Hà Nội.
    37. Tần Ngôn Trước (2001), Thời đại kinh tế tri thức, NXB Chính trị quốc gia, Hà
    Nội.
    38. Nguyễn Kế Tuấn (2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    39. Nguyễn Kế Tuấn (2011), Kinh tế Việt Nam năm 2010 -Nhìn lại mô hình tăng
    trưởng giai đoạn 2001 -2010, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    40. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, NXB Thế giới, Hà Nội.
    41. Trần Văn Tuý (2010), “Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố công nghiệp
    hiện đại”, VietNam business Forum, vol 8, no 50, 12-2010.
    42. Vũ Thành Tự Anh (2007), Xé rào ưu đãi đầu tư của các tỉnh trong bối cảnh mở
    rộng phân cấp ở Việt Nam: “sáng kiến” hay “lợi bất cập hại” ?, Nghiên cứu chính
    sách của UNDP tháng 11/2007.
    43. UNIDO (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, NXB Chính
    trị Quốc gia, Hà Nội.
    44. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng
    toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, NXB Sự thật, Hà Nội.
    45. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên
    lần thứ XV.
    46. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2003), Nâng cao năng lực cạnh
    tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
    47. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hoc viện Nănglực cạnh tranh
    châu Á (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010.
    48. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt,NXB Văn hoá Thông tin, Hà
    Nội.
     
Đang tải...