Luận Văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Bông Sen Sài Gòn

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
      
    LỜI CAM ĐOAN . 1
    1. Lý do chọn đề tài: . 1
    2. Mục đích nghiên cứu: . 1
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: . 2
    4. Phương pháp nghiên cứu: . 2
    5. Kết cấu của khóa luận: . .2
    CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ NĂNG
    LỰC CẠNH TRANH TRONG KHÁCH SẠN . .4
    1.1 Khái quát về kinh doanh khách sạn . 5
    1.1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn . .5
    1.1.2 Sản phẩm của kinh doanh khách sạn . .6
    1.1.3 Khách hàng của khách sạn . .8
    1.1.4 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn . .8
    1.1.5 Ý nghĩa của kinh doanh khách sạn . 1 0
    1.2 Nội dung cơ bản về cạnh tranh . .11
    1.2.1 Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh . .11
    1.2.2 Vai trò của cạnh tranh . .11
    1.2.3 Một số công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp . 1 2
    1.3 Năng lực cạnh tranh trong ngành khách sạn . .14
    1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh . 1 4
    1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh . .1 5
    1.3.3 Thực trạng cạnh tranh trong ngành khách sạn- nhà hàng . .15
    1.4 Một số công cụ để đo năng lực cạnh tranh . .17
    1.4.1 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) . .17
    1.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) . .1 8
    1.4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh . .1 9
    1.4.4 Ma trận điểm yếu - điểm mạnh - cơ hội - nguy cơ (SWOT) . .1 9
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN BÔNG
    SEN SÀI GÒN . .21





    2.1 Giới thiệu khách sạn Bông Sen Sài Gòn . .23
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Bông Sen Sài Gòn . 23
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức trong khách sạn . .24
    2.2 Hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi trong khách sạn . .27
    2.2.1 Cơ sở vật chất bộ phận phòng . .2 7
    2.2.2 Cơ sở vật chất bộ phận F&B và dịch vụ bổ sung . .28
    2.3 Thực trạng kinh doanh của khách sạn Bông Sen Sài Gòn . .29
    2.3.1 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ trong khách sạn . .2 9
    2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn . .3 0
    2.4 Phân tích năng lực cạnh tranh của khách sạn . .3 2
    2.4.1 Phân tích năng lực đánh giá nội bộ (IFE) . .32
    2.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) . .3 3
    2.4.3 Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh . 3 4
    2.5 Nhận xét vị trí khách sạn Bông Sen Sài Gòn trong thị trường khách sạn .3 6
    2.6 Phân tích ma trận SWOT để xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp . 37
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH CỦA KHÁCH SẠN BÔNG SEN SÀI GÒN . .4 5
    3.1 Phương hướng mục tiêu của khách sạn Bông Sen Sài Gòn . 4 6
    3.1.1 Mở rộng thị trường . 4 6
    3.1.2 Hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ . .46
    3.1.3 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm . .4 6
    3.1.4 Phát triển đội ngũ nhân viên . 4 6
    3.2 Một số biện pháp thực hiện chủ yếu . 4 7
    3.2.1 Nguồn nhân lực . .47
    3.2.2 Phương pháp . 4 8
    3.2.3 Máy móc thiết bị . 4 9
    3.2.4 Nguyên vật liệu . .50
    3.2.5 Môi trường . .5 0
    3.3 Xây dựng thương hiệu khách sạn . .5 0
    3.4 Tăng cường công tác Marketing . .51
    3.5 Tận dụng phương pháp cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm. .52
    3.5.1 Xây dựng mối quan hệ khách hàng . .52

    3.5.2 Áp dụng chiến lược hậu mãi . .5 2
    3.6 Một số kiến nghị . .53
    KẾT LUẬN: . 5 4
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 5 5
    PHỤ LỤC 1 . .5 6
    PHỤ LỤC 2 . .6 1




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Việt Nam là một nước có nhiều danh lam thắng cảnh với khoảng 40.000 di
    tích và nhiều bãi biển đẹp, đó là các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành
    ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đất nước ta
    đang là điểm đến của thế giới. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ
    68.000 đến 70.000 tỷ đồng, chiếm 5.8 % GDP của cả nước. Tổng cục du lịch Việt
    Nam dự báo con số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2010 là 4.5- 4.6
    triệu lượt , số lượt khách du lịch nội địa là 28 triệu lượt năm 2010, tăng 12% so với
    năm 2009, và đến năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách
    quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách
    quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm
    2020. Đây là con số khả quan đối với ngành du lịch.
    Theo thống kê, khi đi du lịch ở Việt Nam,du khách thường tốn đến 47,49 %
    chi phí cho hoạt động lưu trú và 29,98 % cho hoạt động ăn uống, đây là một con số
    khả quan cho ngành nhà hàng - khách sạn. Do vậy, ngày càng nhiều dự án đầu tư
    trực tiếp từ nước ngoài và các tổ chức trong nước tham gia vào hoạt động kinh
    doanh khách sạn, và các dịch vụ lưu trú khác, điều này làm cho sự cạnh tranh trong
    ngành diễn ra ngày một gay gắt hơn.
    Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại khách sạn Bông Sen Sài Gòn tôi nhận
    thấy được những thực trạng của ngành, những điểm yếu, điểm mạnh của khách sạn,
    do đó làm thế nào để khách sạn Bông Sen Sài Gòn có thể cạnh tranh được với
    những khách sạn khác, thu hút được nhiều khách hàng và đứng vững trên thị trường
    này, xuất phát từ những trăn trở trên nên tôi đã lựa chon đề tài: “ Một số giải pháp
    nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Bông Sen Sài Gòn ” nhằm góp một
    chút sức lực nhỏ bé để cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Tìm hiều một số cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn và năng lực cạnh tranh
    trong khách sạn.
    [1]




    - Tìm hiểu các dịch vụ trong ngành nhà hàng - khách sạn.
    - Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Bông Sen Sài Gòn.
    - Đưa ra nhận xét đánh giá thực trạng kinh doanh của khách sạn Bông Sen Sài
    Gòn.
    - Đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn
    Bông Sen Sài Gòn.
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
    Nghiên cứu các loại hình dịch vụ trong khách sạn Bông Sen Sài Gòn.
    Thời gian nghiên cứu 4 tháng, số liệu trích dẫn năm 2009 -2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:
    - Phương pháp khảo sát thực tế: thực tập tại bộ phận F&B và bộ phận
    Housekeeping và khảo sát các bộ phận khác trong khách sạn.
    - Phương pháp quan sát.
    - Phương pháp thu thập số liệu:
    . Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
    . Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
    - Phương pháp luận : Sử dụng phương pháp diễn giải,qui nạp,so sánh
    5. Kết cấu của khóa luận:
    Khóa luận kết cấu gồm 3 chương:
    Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ NĂNG
    LỰC CẠNH TRANH TRONG KHÁCH SẠN
    Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về kinh doanh khách sạn và năng lực cạnh
    tranh trong ngành nhà hàng - khách sạn. Để có được cái nhìn tổng quát từ ngành
    này ta đi vào tìm hiểu khái niệm kinh doanh khách sạn theo cả 2 nghĩa: nghĩa rộng
    và nghĩa hẹp, tìm hiểu sản phẩm và những đặc điểm của sản phẩm khách sạn, đặc
    biệt trong chương này ta tìm hiểu một số lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
    để biết được cạnh tranh có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của
    doanh nghiệp và nền kinh tế, nhưng để biết được vị thế cạnh tranh của doanh
    nghiệp cần phải có những công cụ để đo năng lực cạnh tranh, và có những công cụ
    [2]




    nào để giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả là nội dung ta cần tìm hiểu trong
    chương này.
    Quá trình tìm hiểu cơ sở lý luận ở chương I sẽ là nền tảng để phân tích thực
    trạng của khách sạn ở chương II và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
    cạnh tranh ở chương III.
    Chương II: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN BÔNG SEN
    SÀI GÒN.
    Khách sạn Bông Sen Sài Gòn là khách sạn có bề dày phát triển, trong chương
    này ta tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn, chức năng nhiệm vụ
    của từng bộ phận trong khách sạn, tình hình kinh doanh của khách sạn, và sử dụng
    sử dụng một số công cụ như: ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ, ma trận các
    yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh, để phân tích năng lực cạnh tranh của
    khách sạn, để thấy được thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp,
    từ đó làm cơ sở cho những giải pháp ở chương III.
    Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    CỦA KHÁCH SẠN BÔNG SEN SÀI GÒN.
    Từ những phân tích thực trạng ở chương II, tôi đã phân tích được những điểm
    mạnh, điểm yếu của khách sạn Bông Sen Sài Gòn, từ đó tôi đưa ra một số giải pháp
    nhằm cải thiện những nhược điểm đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của khách
    sạn trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...