Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại thành phố hồ chí mi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH . 1

    1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH . 1

    1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
    DOANH NGHIỆP . 2

    1.2.1. Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh 2
    1.2.1.1. Yếu tố về tài sản, tài năng của doanh nghiệp 2
    1.2.1.2. Yếu tố về năng lựcquản lý của doanh nghiệp 2

    1.2.2. Sức cạnh tranh tổng thể . 3
    1.2.2.1. Các yếu tố của bản thân doanh nghiệp 3
    1.2.2.2. Nhu cầu của khách hàng 3
    1.2.2.3. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ . 3
    1.2.2.4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cấu trúc và đối thủ
    cạnh tranh . 4

    1.3. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH . 4

    1.3.1. Chiến lược nhấn mạnh chi phí 5
    1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa 5
    1.3.3. Chiến lược trọng tâm hóa . 6

    1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHỰA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
    6

    Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10

    2.1. THỊ TRƯỜNG NGÀNH NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10

    2.1.1. Thực trạng về khả năng cung cấp của các doanh nghiệp . 10
    2.1.1.1. Nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa 10
    2.1.1.2 Tình hình cung cấp của các doanh nghiệp 13
    2.1.2. Thực trạng về nhu cầu của thị trường 15
    2.1.2.1 Thị trường nội địa . 16
    2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu 17

    2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU SẢN PHẨM 18

    2.2.1. Cơ cấu sản phẩm của 4 nhóm chủ yếu . 18
    2.2.2. Thực trạng cơ cấu sản phẩm trong từng nhóm 20

    2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 22

    2.4. THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH 26

    2.5. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
    CỨU KHOA HỌC 28

    2.6. SO SÁNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG THỨC CẠNH TRANH CỦA
    CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI HÀNG NHẬP NGOẠI VÀ SẢN
    PHẨM DO ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 29

    2.6.1. So sánh sản phẩm 29
    2.6.1.1. Chất lượng . 29
    2.6.1.2. Chủng loại sản phẩm 32
    2.6.1.3. So sánh giá cả . 32
    2.6.2. So sánh phương thức cạnh tranh 33
    2.6.3. Nguyên nhân của tình hình 33
    2.6.3.1. Nguyên nhân trực tiếp 34
    2.6.3.2. Nguyên nhân gián tiếp . 34

    2.7. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÁC
    ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH
    NHỰA . 35

    2.7.1. Các văn bản pháp luật . 35
    2.7.2. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu . 35
    2.7.3. Các chính sách về thuế, tài chính, hải quan . 36

    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    39

    3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA TẠI
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 39
    3.1.1. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong những năm tới . 39
    3.1.1.1. Dự báo về phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới 39
    3.1.1.2. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước . 40
    3.1.1.3. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước . 45
    3.1.1.4. Dự báo nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa 46

    3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành nhựa Thành phố Hồ Chí
    Minh . 46
    3.1.2.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nhựa TP Hồ Chí Minh46
    3.1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp nhựa Thành phố Hồ Chí
    Minh . 47

    3.2. NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA TP HỒ CHÍ
    MINH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 48

    3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ 48
    3.2.1.1. Đối với thị trường trong nước 49
    3.2.1.2. Đối với thị trường xuất khẩu 50

    3.2.2. Cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm 50
    3.2.3. Đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất 51
    3.2.4. Tăng cường đầu tư và vốn kinh doanh . 53
    3.2.5. Một số giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu 56
    3.2.6. Phát huy khả năng quản lý và nguồn nhân lực 58

    3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG
    CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT
    NAM . 61

    3.3.1. Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế . 61
    3.3.2. Chính sách hỗ trợ vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ . 61
    3.3.3. Chính sách hỗ trợ một số mặt hàng sản xuất trong nước 63
    3.3.4. Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm . 63
    3.3.5. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư những ngành hàng mới 63

    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    LỜI NÓI ĐẦU


    Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thế kỷ XX đã tạo bước nhảy vọt
    trong việc cung cấp các tiện nghi cho đời sống con người. Một trong những thành
    tựu đó là việc phát kiến ra các loại chất dẻo (hay còn gọi là nhựa). Nó đã nhanh
    chóng được đưa vào ứng dụng nhằm thay thế dần các vật liệu truyền thống như
    kim loại, thủy tinh, gỗ, giấy, vải, da Nhờ có các đặc tính ưu việt về độ bền, nhẹ,
    các sản phẩm nhựa đã từng bước xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực cuộc sống.
    Ngày nay, thật khó có thể hình dung sự thiếu vắng của các vật dụng bằng nhựa
    trong tiện nghi đời sống con người. Một nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy
    70% vật dụng con người sử dụng đều có xuất xứ từ nhựa.

    Ở nước ta, ngành công nghiệp nhựa là ngành công nghiệp non trẻ, mới thực
    sự phát triển từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp
    sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
    Nhà nước. Trong suốt 10 năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975)
    ngành nhựa Việt Nam không phát triển. Nếu năm 1975 là năm đầu tiên sau khi
    thống nhất sản lượng của ngành nhựa đạt 50 ngàn tấn/năm thì 14 năm sau đó
    (1989) sản lượng của ngành cũng chỉ đạt 50 ngàn tấn. Ngành công nghiệp nhựa
    thựa sự khởi sắc và có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm cuối cùng của thế kỷ
    XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt 25 đến 30%/năm.

    Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập AFTA, để có thể cạnh tranh nổi với các
    nước trong khu vực và thế giới, đòi hỏi ngành nhựa Việt Nam phải có những bước
    tiến mới cả về sản phẩm, công nghệ, trình độ cán bộ công nhân viên của ngành, về
    giá cả sản phẩm, hình thức tiêu thụ,

    Vì lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
    CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT
    NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    Mục đích chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh
    nghiệp nhựa Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
    cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
    Minh, làm cơ sở cho các doanh nghiệp và Nhà nuớc định hướng chiến lược phát
    triển cho các doanh nghiệp nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cho cả
    ngành nhựa Việt Nam nói chung.

    Sự phân bố sản xuất của ngành nhựa tại Việt Nam bao gồm khoảng 75%
    tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh do đó đề tài này chỉ xin đề cập đến hoạt
    động cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đóng trên địa bàn Thành
    phố Hồ Chí Minh.

    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên các kiến thức của các môn học
    kinh tế đặc biệt là chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, dựa trên số liệu thống kê,
    báo cáo của Hiệp hội nhựa ở Thành phố Hồ Chí Minh và những dự báo tình hình
    nhu cầu về sản phẩm nhựa trong những năm tới.

    Nội dung chính của luận văn sẽ bao gồm ba chương như sau:

    - Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh

    - Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp nhựa Việt
    Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

    - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
    doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...