Tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập ki

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt
    Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại, và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh
    vực, biểu hiện xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế. Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt
    Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế:gia nhập khối ASEAN, tham gia
    vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
    và đang trong tiến trình đàm phán để gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), và
    tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương
    mại song phương khác. Trong bối cảnh chung đó của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương
    mại (NHTM) Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra
    sao và biến thách thức thành cơ hội để không phải thua thiệt trên “sân nhà”. Điều này đòi hỏi
    hệ thống NHTM phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và
    cạnh tranh này.
    Có thể nói, Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần
    như hoàn toàn theo các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hệ thống ngân
    hàng Việt Nam được xếp vào diện các ngành chủ chốt, cần được tái cơ cầu nhằm nâng cao
    năng lực cạnh tranh. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng
    một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả cao, an
    toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư.
    Việc này đòi hỏi sự nỗ lực nhiều mặt từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, và chính
    nội tại các ngân hàng thương mại.
    a. Giải pháp từ phía Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
    + Về phía Chính phủ
    - Trước hết cần cải cách DNNN, tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp.
    Việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính gây ra nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu
    tại các NHTM nhà nước cao. Chính vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách
    DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói
    riêng sẽ khó thực hiện.
    - Thứ hai, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật Cạnh
    tranh và kiểm soát độc quyền, đưa luật này trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát họat
    động cạnh tranh.
    - Thứ ba, thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do
    hoá tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện cải cách cơ cấu và tự do
    hoá thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài
    chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các dạng khủng
    hoảng tài chính - ngân hàng khác nhau.
    - Thứ tư, khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và hoàn thiện hoạt động
    của thị trường chứng khoán, xác định cụ thể lộ trình mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng.
    + Về phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam
    - Thứ nhất, năng cao năng lực quản lý điều hành. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy
    định lại chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ
    mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý,
    giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.
    - Thứ hai, phối hợp cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng và phát tri
     
Đang tải...