mở đầu 1. Sự cấp thiết của đề tài. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, hơn lúc nào hết, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự trở thành vấn đề thời sự cho mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, doanh nghiệp và có tác động không nhỏ tới từng cá nhân trong xã hội. Hoà mình vào tiến trình hội nhập này, nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành xây dựng nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức từ sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố sống còn, quyết định sự phát triển hay suy yếu không chỉ của riêng doanh nghiệp mà còn của cả nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình hội nhập, trên những khía cạnh và góc độ khác nhau, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thể hiện ở các nội dung sau: - Đã hệ thống hoá được các khái niệm về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. - Phân tích tình hình cạnh tranh của một số doanh nghiệp xây lắp. - Nghiên cứu thành công một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, khác với các ngành khác, lợi thế cạnh tranh không thể dựa vào lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên, cạnh tranh của các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là cạnh tranh về trình độ, kinh nghiệm, kỹ thuật, . Về điều này, các doanh nghiệp tư vấn nước ngoài, có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước rất nhiều. Mặt khác, các doanh nghiệp tư vấn đầu tư trong nước còn yếu do trình độ công nghệ lạc hậu, quy mô, tiềm lực còn nhỏ bé, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường còn hạn chế, khả năng liên doanh, liên kết của doanh nghiệp còn kém. Vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề cạnh tranh, khả năng cạnh tranh là yêu cầu bức thiết đối với với các doanh nghiệp kinh doanh bằng chất xám như các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng nói chung và Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. Phạm vi nghiên cứu là khả năng cạnh tranh trong hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng, trong đó chú trọng nghiên cứu hoạt động tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế xây dựng công trình. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường tư vấn xây dựng, cạnh tranh và cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng. - Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng trong thời gian qua. Chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu, những thành quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. - Phân tích một số vấn đề còn bất cập về hoạt động tư vấn xây dựng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, mô hình hóa các số liệu điều tra thực tế, thống kê, phân tích so sánh, tiếp cận hệ thống, lựa chọn tối ưu, phương pháp chuyên gia. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng Chương 3. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục lục mở đầu 1. Sự cấp thiết của đề tài. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu luận văn Chương 1. Một số vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1. Lý luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, phân loại, tác động cạnh tranh đối với nền kinh tế. 4 1.1.1.1. Khái niệm. 4 1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh. 7 1.1.1.3. Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế. 8 1.1.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 9 1.1.2.1. Các quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 9 1.1.2.2. Các khái niệm lợi thế cạnh tranh, vị thế cạnh tranh và mối quan hệ với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 12 1.1.3. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 15 1.1.3.1. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 15 1.1.3.2. Một số tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh 21 1.1.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 28 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 37 1.1.4.1. Các nhân tố nội tại doanh nghiệp. 37 1.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 41 1.2. Cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 43 1.2.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 43 1.2.2. Các nhân tố làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay. 45 1.2.3. Các nhân tố làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay. 47 1.3. Những vấn đề chung về thị trường tư vấn xây dung. 48 1.3.1. Khái niệm về tư vấn, thị trường tư vấn xây dựng. 48 1.3.1.1. Khái niệm tư vấn xây dựng. 48 1.3.1.2. Khái niệm thị trường tư vấn xây dựng. 49 1.3.2. Chức năng, đặc điểm của thị trường tư vấn xây dựng. 50 1.3.2.1. Chức năng của thị trường tư vấn xây dựng. 50 1.3.2.2. Đặc điểm của thị trường tư vấn xây dựng. 50 1.3.3. Phân loại thị trường tư vấn xây dựng. 52 1.3.3.1. Theo tính chất của thị trường tư vấn. 52 1.3.3.2. Theo phạm vi vùng lãnh thổ hoạt động. 52 1.3.3.3. Theo mức độ chiếm lĩnh thị trường. 52 1.3.3.4. Theo mức độ cạnh tranh. 52 1.3.3.5. Theo nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình. 53 1.3.3.6. Theo đặc điểm, tính chất của loại dự án. 53 1.3.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng. 53 1.3.5. Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng. 54 Chương 2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng 56 2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng. 56 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 56 2.1.2. Tổ chức, quản lý và điều hành. 62 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động hiện hành. 62 2.1.2.2. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban lãnh đạo. 63 2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thành viên. 66 2.1.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. 70 2.1.4. Công tác đấu thầu. 71 2.1.5. Khả năng tài chính của doanh nghiệp. 72 2.1.5.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu. 73 2.1.5.2. Một số chỉ tiêu khác. 74 2.1.6. Trang thiết bị công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin. 76 2.1.7. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 79 2.1.8. Các nội dung khác 84 2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. 85 2.2.1. Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. 85 2.2.1.2. Lựa chọn đối thủ cạnh tranh. 85 2.2.1.3. Lựa chọn tiêu thức đánh giá. 86 2.2.1.4. Phân tích đánh giá các tiêu thức. 87 2.2.2. Sử dụng ma trận phân tích lợi thế và bất lợi để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. 102 Chương 3. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 105 3.1. Một số vấn đề còn bất cập về hoạt động tư vấn xây dựng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 105 3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phẩn Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. 108 3.2.1. Nhóm giải pháp chiến lược chung. 108 3.2.1.1. Xác định mục tiêu chiến lược. 108 3.2.1.2. Nghiên cứu xác định thị trường mục tiêu 110 3.2.1.3. xây dựng chiến lược cạnh tranh. 111 3.2.1.4. phát triển vị thế thương hiệu của doanh nghiệp 116 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể. 117 3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức sản xuất. 117 3.2.2.2. Nâng cao năng lực con người. 123 3.2.2.3. Hoàn thiện kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu để nâng cao năng lực trúng thầu. 134 3.2.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin trên thị trường và tham gia xây dựng tổ chức hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam. 138 Kết luận 141 Tài liệu tham khảo 143 Phụ lục 145