Luận Văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mở đầu
    1.1. Đặt vấn đề

    Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Bởi, pháp luật là công cụ điều chỉnh mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính phổ biến, điển hình trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, đáp ứng ngày một tốt hơn những nhu cầu, đòi hỏi của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh. Có thể nói, ở nước ta, pháp luật là một công cụ không thể thiếu và không thể thay thế trong việc quản lý có hiệu quả xã hội hiện nay. Cùng với sự phát triển của xã hội, phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng được mở rộng, vai trò của nó trong đời sống xã hội ngày càng được nâng cao và không ngừng được củng cố, hoàn thiện. Mặt khác, pháp luật của Nhà nước ta luôn thể hiện đường lối chính sách của Đảng một cách chi tiết, đặc thù dưới dạng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Vì thế, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng như trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật phải luôn thấm nhuần các tư tưởng, quan điểm thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng để thể chế hoá thành hệ thống các quy phạm pháp luật phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Dưới hình thức pháp luật, đường lối chính sách của Đảng sẽ được triển khai thực hiện nhanh, chính xác và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính chất nhà nước, trong đó có các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc nên việc thực hiện có hiệu quả rất cao trên quy mô toàn xã hội. Thực tiễn đã cho thấy, nếu sử dụng tốt công cụ pháp luật, thực hiện pháp luật nghiêm minh thì đường lối, chính sách của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đảng Cộng sản Việt Nam khi xác định những nguyên nhân chủ quan dẫn đến những yếu kém và bất cập về kinh tế, xã hội ở nước ta thời gian qua đã khẳng định một trong bốn nguyên nhân chủ quan đó là: "Chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là một khâu yếu nhất" . Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện pháp luật ở nước ta cũng không nằm ngoài nhận định trên, do vậy, chúng ta cần phải không ngừng nâng cao hiệu quả tổ chức, thực hiện pháp luật để nhanh chóng đạt được những mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
    1.3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
    - Đối tượng: Thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa là hoạt động của con người đưa pháp luật vào cuộc sống ("vật chất hoá" pháp luật) nhằm đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, an toàn cho nhân dân.
    - Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    1.4. Kết cấu
    Tiểu luận gồm 25 trang, được chia làm 3 phần:
    Phần mở đầu: trang 1 - trang 2
    Phần nội dung: trang 3 - trang 24
    Phần kết luận: trang 25


    mục lục

    1. Mở đầu 1

    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
    1.3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 2
    1.4. Kết cấu 2
    2. Nội dung 3
    2.1. Khái niệm và mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật 3
    2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật 7
    2.3. Quy trình thực hiện pháp luật 9
    2.4. Những bảo đảm thực hiện pháp luật 10
    2.4.1. Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định 10
    2.4.2. Trình độ ý thức pháp luật trong xã hội 14
    2.4.3. Các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật 15
    2.5. Giải thích pháp luật 16
    2.5.1. Khái niệm giải thích pháp luật 16
    2.5.2. Chủ thể giải thích pháp luật 17
    2.5.3. Hình thức giải thích pháp luật 17
    2.5.4. Phương pháp giải thích pháp luật 17
    2.5.5. Nguyên tắc của giải thích pháp luật 18
    2.5.6. Giải thích pháp luật ở Việt Nam 18
    2.6. Hiệu quả thực hiện pháp luật ở Việt Nam 19
    2.6.1. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật 19
    2.6.2. Thực trạng hiệu quả thực hiện pháp luật ở Việt Nam 20
    2.6.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 22
    3. Kết luận 25
    4. Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...