Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động của các chi nhánh ngân hàng công thương vi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


    MỞ ĐẦU
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN LAO
    ĐỘNG
    1.1 Nguồn lao động – nhân tố quyết định sự phát triển của nền sản
    xuất hàng hóa . 1
    1.2 Những nội dung cơ bản về nguồn lao động 3
    1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển lý luận giá trị – lao động . 3
    1.2.2 Những quan điểm cơ bản của Karl Marx về nguồn lao động . 7
    1.2.2.1 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa .7
    1.2.2.2 Nguồn lao động quá khứ và nguồn lao động sống . 12
    1.3 Những vấn đề đặt ra . 19
    Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    2.1 Toàn cảnh nguồn lao động của ngành ngân hàng . 20
    2.1.1 Nguồn lao động của hệ thống ngân hàng Việt Nam . 20
    2.1.2 Nguồn lao động của Ngân hàng Công Thương Việt Nam . 23
    2.2 Thực trạng sử dụng nguồn lao động của các chi nhánh Ngân hàng
    Công Thương Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 28
    2.2.1 Thực trạng nguồn lao động quá khứ – tư liệu sản xuất 29
    2.2.1.1 Về máy móc trang thiết bị vi tính 29
    2.2.1.2 Về tình hình sử dụng các chương trình phần mềm . 34
    2.2.1.3 Về các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực CNTT . 35
    2.2.1.4 Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật CNTT 36
    2.2.2 Thực trạng nguồn lao động sống – sức lao động: . 37
    2.2.2.1 Về số lượng lao động 37
    2.2.2.2 Về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ 39
    2.2.2.3 Về đào tạo và đào tạo lại . 41
    2.2.2.4 Về chế độ tiền lương và chính sách tuyển dụng 43
    2.3 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm . 45
    2.3.1 Nguyên nhân . 45
    2.3.1.1 Khách quan 45
    2.3.1.2 Chủ quan 46
    2.3.2 Bài học kinh nghiệm . 47
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    3.1 Những quan điểm cơ bản 50
    3.1.1 Quan điểm toàn diện . 50
    3.1.2 Quan điểm thống nhất . 50
    3.1.3 Quan điểm phù hợp . 51
    3.2 Các giải pháp chủ yếu 52
    3.2.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động quá khứ
    . 52
    3.2.1.1 Đảm bảo sự phù hợp trong việc trang cấp máy móc thiết bị vi tính
    . 52
    3.2.1.2 Quy định thời gian khấu hao hợp lý 54
    3.2.1.3 Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị sẵn có 55
    3.2.1.4 Mở rộng phân công lao động xã hội . 57
    3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động sống58
    3.2.2.1 Đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động 58
    3.2.2.2 Đổi mới chế độ tiền lương 59
    3.2.2.3 Duy trì và bổ sung tiêu chuẩn tuyển dụng . 60
    3.2.2.4 Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý 61
    3.2.3 Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý 61
    KẾT LUẬN


    DANH MỤC CHỮ TẮT
    ATM – Auto Teller Machine – Máy rút tiền tự động
    CBCNV – Cán bộ công nhân viên
    CNTT – Công nghệ thông tin
    HĐHNH – Hiện đại hóa ngân hàng
    HTTT – Hệ thống thanh toán
    NHCT – Ngân hàng Công thương
    NHCTTW – Ngân hàng Công thương Trung Ương
    NHCTVN – Ngân hàng Công thương Việt Nam
    NHNN – Ngân hàng Nhà nước
    NHTM – Ngân hàng thương mại
    R&D – Nghiên cứu và phát triển
    TPHCM – Thành phố Hồ Chí Minh
    TTLNH – Thanh toán điện tử liên ngân hàng
    WB – World Bank, Ngân hàng Thế giới
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Thế kỷ
    của công nghệ thông tin, thế kỷ mà sản phẩm sản xuất ra có hàm lượng lao động
    chất xám, lao động trí tuệ phải chiếm phần lớn trong cấu thành giá trị hàng hóa.
    Để có được một kết quả như vậy, nền sản xuất xã hội tất yếu phải có sự chuyển
    đổi căn bản trong cấu trúc của lao động tạo ra giá trị hàng hoá đó là lao động
    quá khứ và lao động sống trong mỗi đơn vị sản phẩm, cũng như tất cả các ngành
    của nền kinh tế quốc dân. Ngành ngân hàng không phải là ngoại lệ, một ngành
    kinh tế, ngành kinh doanh riêng biệt, bởi ngân hàng chỉ ra đời khi có sản xuất
    hàng hoá và tiền tệ. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ tính chất hai mặt của lao động
    sản xuất hàng hoá, đặc trưng của nguồn lao động quá khứ và lao động sống
    trong lĩnh vực ngân hàng để từ đó có giải pháp thực thi trong cấu thành giá trị
    hàng hóa tương ứng với đã phát triển của khoa học công nghệ nói chung, có ý
    nghĩa đặc biệt quan trọng. Do vậy tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao
    hiệu quả sử dụng nguồn lao động của các chi nhánh Ngân hàng Công Thương
    tại Thành phố Hồ chí Minh”.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
    Bàn về việc sử dụng nguồn lao động trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và
    Ngân hàng Công Thương nói riêng đã có nhiều công trình khoa học, nghiên cứu,
    chuyên khảo, bài viết . liên quan đến việc sử dụng nguồn lao động trên nhiều
    góc độ khác nhau: “Những nguyên lý về hàng hóa – tiền tệ trong tác phẩm “Tư
    bản” của C.Mác và ý nghĩa thời sự của chúng” của PGS.TS.Đỗ Thế Tùng, “Đào
    tạo nhân lực trình độ cao một yêu cầu bức xúc của hệ thống ngân hàng nước ta
    trong thập niên đầu thế kỷ XXI” của TS. Nguyễn Đức Thảo, “Hoạt động của
    ngân hàng thương mại trong nền kinh tế tri thức, ngân hàng điện tử mục tiêu
    hướng tới của Ngân hàng Công Thương Việt Nam” của TS. Bùi Khắc Sơn .
    Ngoài ra, còn có những bài viết liên quan đến việc sử dụng nguồn lao động
    đã được đăng trên các tạp chí như: “Tạp chí Ngân hàng”, “Tạp chí Tài chính”,
    “Tạp chí Thương mại - Thị trường”, “Tạp chí Cộng sản”, “Tạp chí Phát triển
    kinh tế”, “Tạp chí nghiên cứu lý luận”
    Nhìn chung, những công trình khoa học trên đây đã tạo ra một hướng mới
    trong nghiên cứu đối với việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động trong lĩnh vực
    ngân hàng. Ngoài việc kế thừa, chọn lọc từ các thành tựu đã có, bổ sung những
    hiểu biết mới, luận văn trình bày nội dung cốt lõi, tính chất hai mặt của lao động
    sản xuất hàng hóa, lao động quá khứ và lao động sống. Trên cơ sở đó vạch ra
    các quan điểm và giải pháp cơ bản để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động trong
    các chi nhánh Ngân hàng Công Thương tại thành phố Hồ Chí Minh.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    3.1 Mục đích:
    Trên cơ sở nghiên cứu những luận điểm cơ bản trong học thuyết kinh tế của
    Karl Marx và từ những đặc điểm, thực trạng sử dụng nguồn lao động trong thời
    gian qua ở các chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam tại thành phố Hồ
    Chí Minh. Mục đích nghiên cứu của luận văn là vạch ra các quan điểm và giải
    pháp cơ bản để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của các chi nhánh Ngân
    hàng Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    3.2 Nhiệm vụ:
    Để đạt mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
    Một là: Trình bày sự cần thiết khách quan của việc nghiên cứu nguồn lao
    động trong lĩnh vực ngân hàng, những nguyên lý cơ bản về tính chất hai mặt của
    lao động sản xuất hàng hóa; lao động quá khứ, lao động sống trong học thuyết
    giá trị – lao động của Karl Marx, cơ sở lý luận để nâng cao hiệu quả sử dụng
    nguồn lao động trong các chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Việt Nam tại
    Thành phố Hồ Chí Minh.
    Hai là: Phân tích bức tranh toàn cảnh về nguồn lao động trong trong lĩnh vực
    Ngân hàng Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng, những nhân tố
    tác động, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
    lao động; nhất là trong tiến trình phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ
    trên thế giới hiện nay.
    Ba là: Vạch ra những quan điểm cơ bản nhằm định hướng sử dụng nguồn lao
    động. Các giải pháp và những kiến nghị nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao
    động trong ngành ngân hàng nói chung và các chi nhánh Ngân hàng Công
    Thương Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    4.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là nguồn lao động của các chi nhánh Ngân hàng Công
    Thương Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nguồn lao động quá khứ
    và nguồn lao động sống trên các mặt: số lượng, quy mô, cơ cấu, trình độ, phân
    bổ, thực trạng sử dụng của chúng với tư cách là các bộ phận cơ bản cấu thành
    sản phẩm ở các chi nhánh Ngân hàng Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    4.2 Phạm vi nghiên cứu:
    Đây là một đề tài rất rộng, nhiều lĩnh vực, nhiều bộ phận khác nhau. Vì vậy,
    để đảm bảo tính logic và tính hệ thống, luận văn chỉ giới hạn trình bày nội dung
    cốt lõi nhất là các bộ phận lao động cấu thành giá trị, những nhân tố ảnh hưởng,
    xu hướng vận động của các nhân tố đó là lao động quá khứ và lao động sống,
    quan điểm và giải pháp để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở các chi nhánh
    Ngân hàng Công Thương Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu:
    - Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận văn là Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và
    Chủ nghĩa Duy vật lịch sử, Kinh tế Chính trị Mác – Lênin và đường lối chính
    sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    - Nguồn tư liệu tham khảo của luận văn là Học thuyết giá trị – lao động của
    Karl Marx trong bộ Tư bản, các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam; Các
    bài viết trong Tạp chí Ngân hàng; Tạp chí Thông tin lý luận, Tạp chí Phát triển
    kinh tế, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tài chính, Báo Sài Gòn giải phóng
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp Duy vật biện
    chứng và Duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể: phương pháp logic lịch sử,
    phương pháp hệ thống, so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp Ngoài phương
    pháp chung trên đây, phương pháp nổi bật là tiếp cận trực tiếp làm sáng tỏ nội
    dung nguồn lao động nói chung của các chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt
    Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó vạch ra quan điểm và giải pháp
    để sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất.
    6. Đóng góp của luận văn:
    Qua việc trình bày, phân tích và luận giải những nội dung đã được xác định,
    luận văn có những đóng góp mới sau đây:
    Một là: Hệ thống hóa những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động quá
    khứ, nguồn lao động sống; lao động cụ thể, lao động trừu tượng. Các nguồn lao
    động để tạo ra các sản phẩm trong ngành ngân hàng.
    Hai là: Việc tính toán sử dụng có hiệu quả nguồn lao động phải giải quyết
    mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị, giữa lao động cụ thể và lao động trừu
    tượng, giữa lao động quá khứ và lao động sống.
    Ba là: Xã hội ngày càng phát triển, lĩnh vực ngân hàng cũng đòi hỏi đáp
    ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng cũng như về chủng loại
    sản phẩm, nghĩa là phải đa dạng hóa về lao động cụ thể, là phải mở rộng phân
    công lao động xã hội trong lĩnh vực ngân hàng, sao cho phù hợp với xu thế vận
    động và phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới hiện nay.
    Bốn là: Luận văn cung cấp những cơ sở lý luận và thông tin, tư liệu cần
    thiết nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, việc quản
    lý và sử dụng nguồn lao động trong lĩnh vực ngân hàng.
    7. Bố cục của luận văn:
    Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục,
    luận văn gồm 3 chương, 8 tiết và 62 trang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...