Luận Văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty cổ phần vật liệu chịu lửa thái nguyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty cổ phần vật liệu chịu lửa thái nguyên


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
    1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất

    Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động bằng : lao động phổ thông, (chân tay), lao động trí óc, cộng với các phương tiện, dụng cụ lao động, máy móc kỹ thuật để sản xuất và tái sản xuất mở rộng ra vật chất (sản phẩm, hàng hóa) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xã hội.
    Theo triết học thì sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
    Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Chính vì vậy, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội ở trong nền sản xuất vật chất của xã hội.
    Vì thế trong một doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động sản xuất là cái cốt lõi để doanh nghiệp phát triển. Hoạt động sản xuất trong quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu sản xuất tốt doanh nghiệp sẽ phát triển tốt thu được lợi nhuận cao nhưng nếu sản xuất không tốt sẽ gây thua lỗ thậm chí dẫn đến phá sản
    Tóm lại hoạt động sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho mình.
    1.2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất
    Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp . Một số cách hiểu được diễn đạt như sau :
    - Hiệu quả kinh tế sản xuất là một mức độ đạt được lợi ích từ sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó.
    - Hiệu quả sản xuất thể hiện sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ tăng của chỉ tiêu kinh tế, cách hiểu này còn phiến diện vì chỉ đứng trên mức độ biến động của các chỉ tiêu này theo thời gian .
    - Hiệu quả sản xuất là mức độ tiết kiệm chi phí so với mức tăng kết quả . Đây là biểu hiện của các số đo chứ không phải là khái niệm về hiệu quả sản xuất.
    - Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy là chỉ muốn nói về cách xác lập các chỉ tiêu chứ không toát nên ý niệm của vấn đề .
    - Hiệu quả sản xuất là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao đông hay mức danh lợi của vốn sản xuất kinh doanh .Quan điểm này muốn quy hiệu quả về một số chỉ tiêu tổng hiệu quả sản xuất cụ thể nào đó .
    Bởi vậy cần có một số khái niệm cần bao quát hơn :
    Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh . Nó là thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp .
    1.2.1. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất
    Thực chất là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội .
    Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả sản xuất. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực . Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu suất của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí .
    Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của việc hy sinh công việc sản xuất khác để thực hiện công việc sản xuất này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán thực sự. Cách hiểu như vậy sẽ khuyến khích các nhà sản xuất lựa chọn phương án sản xuất tốt nhất, sản xuất ra các mặt hàng có hiệu quả.
    1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
    Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã thực sự chủ động trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất là cơ sở để doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, giảm được các chi phí về nhân lực và tài lực. Nâng cao hiệu quả sản xuất đồng nghĩa với phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, nâng cao đời sống người lao động , góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước .
    Tóm lại cơ chế thị trường và đặc trưng của nó đã khiến việc nâng cao hiệu quả sản xuất trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nếu không doanh nghiệp sẽ bị đào thải. Do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...