Luận Văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ ngân hàng quố

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế từ nay đến năm 2010, về cơ bản
    Việt Nam sẽ mở cửa kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, các hạn chế đối
    với Ngân hàng nước ngoài dần được tháo dỡ, thị trường tài chính của Vịêt Nam
    trở thành một phần thị trường tài chính của khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế
    quốc tế và tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính làm cho “sân chơi” của các
    NHTM rộng hơn và “luật chơi” mới công bằng hơn.
    Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ này, kinh doanh ngân
    hàng được xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải mở cửa gần
    như hoàn toàn theo các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoà
    Kỳ, cam kết thực hiện lộ trình hội nhập AFTA, cam kết gia nhập tổ chức WTO.
    Trong điều kiện đó các tổ chức tín dụng Việt Nam có nhiều thời cơ để phát triển,
    nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, đó là mức độ cạnh tranh gay
    gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước và với các ngân hàng nước ngoài,
    hoạt động ngân hàng dễ bị tổn thương và tác động bởi thị trường tài chính thế
    giới . luôn tiềm ẩn rủi ro và đe dọa hoạt động ngân hàng.
    Do vậy để có thể tham gia vào“sân chơi” chung và đứng vững trong điều
    kiện cạnh tranh, bên cạnh việc nhanh chóng nâng cao năng lực tài chính thông
    qua tăng vốn điều lệ, đa dạng hóa các loại hình đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm
    dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, các NHTM phải tuân thủ các
    chuẩn mực và thông lệ ngân hàng quốc tế trong hoạt động nghiệp vụ của mình.
    Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM phải đối mặt nhiều loại rủi ro luôn đe
    doạ an toàn hệ thống, nhất là hiện nay hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn còn là
    nghiệp vụ mang lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM ( hơn 70%/ tổng thu nhập
    ngân hàng), có NHTM đầu tư tín dụng chiếm trên 90% / tổng đầu tư ngân hàng,
    điều này gây tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hoạt động ngân hàng.
    Vì vậy công tác quản trị rủi ro nói chung và đặc biệt là quản trị rủi ro tín
    dụng theo thông lệ và chuẩn mực ngân hàng quốc tế nhằm bảo đảm an toàn hoạt
    động, ngăn ngừa hữu hiệu rủi ro trở thành yêu cầu bức xúc đối với các NHTM
    hiện nay.
    Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong hoạt
    động ngân hàng trong điều kiện hội nhập, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ GIẢI
    PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN
    MỰC VÀ THÔNG LỆ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
    .”

    1- LÝ DO NGHIÊN CƯU ĐỀ TÀI:
    Ngân hàng Thương mại là những đơn vị trung gian tài chính, hoạt động
    ngân hàng luôn đối mặt với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường
    và rủi ro hoạt động. Theo thống kê và dự báo của những nhà kinh tế thế giới, rủi
    ro hoạt động có thể chiếm tới 30%/ tổng rủi ro của ngân hàng ( hiện nay là 20%),
    rủi ro tín dụng sẽ giảm từ 70% xuống còn 40% ( phần còn lại là các rủi ro khác).
    Rõ ràng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng trên thế giới ngày càng được kiểm soát
    tốt hơn, rủi ro hoạt động ngày càng kiểm soát khó khăn hơn.
    Thực tiễn tại Việt Nam, trong điều kiện hội nhập mặc dù các NHTM đã có
    nhiều nỗ lực để cải thiện cơ cấu đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, giảm tỷ trọng đầu
    tư tín dụng trong hoạt động ngân hàng nhằm giảm thiểu và hạn chế rủi ro tín
    dụng, nhưng cho đến nay những cải tổ chỉ mới ở bước đầu, hoạt động và thu nhập
    tín dụng vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thu nhập ngân hàng, nhất là đối với
    các Ngân hàng thương mại Nhà nước, là những ngân hàng chiếm thị phần lớn về
    huy động vốn và cho vay trong tổng huy động vốn và cho vay của toàn hệ thống
    ngân hàng.
    Những rủi ro lớn xảy ra trong hoạt động tín dụng trong thời gian qua cho
    thấy ảnh hưởng của nó không những trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của NHTM
    đó mà còn có tác động dây chuyền đến hoạt động NHTM khác và ảnh hưởng đến
    nền kinh tế nói chung, nhất là trong giai đoạn hội nhập.
    Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông
    lệ ngân hàng quốc tế trong giai đoạn hiện nay là một trong những giải pháp quan
    trọng để nhận biết, đo lường, kiểm soát và đánh giá rủi ro có hiệu quả, bảo đảm
    cho hoạt động ngân hàng phát triển an toàn và bền vững.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
    Đề tài nhằm vào các mục tiêu sau:
    - Nghiên cứu những tác động WTO đối với hoạt động của các NHTM Việt
    Nam nói chung và trên lĩnh vực tín dụng nói riêng, trong đó nêu rõ những thời cơ
    thuận lợi cũng như những thách thức và khó khăn các NHTM Việt Nam phải đối
    mặt khi thực hiện những cam kết trong lĩnh vực ngân hàng theo lộ trình.
    - Đi sâu nghiên cứu tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, nội dung
    quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ ngân hàng thế giới hiện nay
    đang áp dụng, nghiên cứu một số kinh nghiệm về công tác quản trị rủi ro của một
    số ngân hàng nước ngoài để rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản
    trị rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam.
    - Liên hệ thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam trong
    đó nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Công
    Thương Việt Nam, qua đó rút ra những mặt làm tốt và những mặt còn hạn chế
    trong quản trị rủi ro tín dụng.
    - Qua những nghiên cứu trên, đề tài đề xúât một số giải pháp nhằm nâng
    cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung và của
    Ngân hàng Công thương Việt Nam, giúp cho các NHTM xây dựng được mô hình
    quản lý rủi ro tín dụng tích cực, thực hiện tăng cường xác định, đo lường và kiểm
    soát rủi ro, góp phần vào hiệu quả hoạt động chung của NHTM.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa vào dữ liệu thống kê các họat động của các
    NHTM trong quá khứ về công tác quản trị rủi ro tín dụng, trong đó nghiên cứu kỹ
    phần quản trị rủi ro tín dụng và xem xét thực tiễn ứng dụng các biện pháp quản
    trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, qua đó rút ra những mặt
    làm tốt, những mặt còn hạn chế và đề xúât một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
    quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm họat động ngân
    hàng phát triển an toàn, hiệu quả.
    Đề tài đã sử dụng cac phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vất lịch sử.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh để thu thập số liệu
    và phân tích số liệu.
    - Nguồn thu thập thông tin: từ nội bộ Ngân hàng Công Thương Việt Nam,
    các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước và Cổ phần, từ các tổ chức khác
    như Ngân hàng Nhà nước, trung tâm CIC, Viện Kinh tế, tạp chí ngân
    hàng, báo chí, Internet
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu về những tác
    động của WTO trên lĩnh vực ngân hàng nói chung và họat động tín dụng nói
    riêng, phân tích nội dung và các tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ
    ngân hàng quốc tế cũng như những kinh nghiệm các ngân hàng nước ngòai trong
    công tác quản trị rủi ro tín dụng
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản trị
    rủi ro tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam, những mặt làm tốt và
    những hạn chế trong việc ứng dụng các tiêu chuẩn và chuẩn mực ngân hàng quốc
    tế về quản trị rủi ro tín dụng .
    5- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
    Nội dung nghiên cứu đề tài gồm các phần:
    - Phần mở đầu: giới thiệu đề tài và trình bày những vấn đề liên quan đến
    lý do, mục tiêu, phương pháp luận, đối tượng và phạm vị nghiên cứu.
    - Chương 1: . Trình bày những tác động của WTO đối với họat động của
    các Ngân hàng thương mại.
    - Chương 2: Tổng quan vềø công tác quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực
    và thông lệ Ngân hàng quốc tế.
    - Chương 3: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống
    Ngân hàng Công thương hiện nay.
    - Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng
    theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế trong nghiệp vụ tín dụng của các
    NHTM nói chung và Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
    - PHẦN KẾT LUẬN
    Công tác quản trị rủi ro tín dụng mới được các NHTM quan tâm trong
    những năm gần đây, từ khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO nhằm tăng năng
    lực cạnh tranh và hiệu quả của ngân hàng. Tuy nhiên để có thể đạt được những
    chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ ngân hàng quốc tế đòi hỏi các
    NHTM cần phải tiếp tục nghiên cứu và hòan thiện mô hình cũng như phương
    pháp quản trị thích hợp với từng quy mô, khả năng cạnh tranh của từng ngân hàng
    bảo đảm hiệu quả cao nhất trong công tác ngăn ngừa rủi ro và bảo đảm an tòan
    chất lượng họat động tín dụng.
     
Đang tải...