Chuyên Đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn thực hiện đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc nhằm tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ đưa đất nước nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nền kinh tế nước ta cần phải tăng trưởng và phát triển ổn định, vững chắc, phấn đấu đạt và vượt mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Muốn vậy, chúng ta cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn vào nền kinh tế thị trường. Do đó, vốn được xác định vừa là một mục tiêu vừa là giải pháp để thực hiện thay đổi cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, tránh nguy cơ tụt hậu và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh.

    Trước bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài chính đã có những đóng góp quan trọng trong việc điều hoà và phân phối vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng chính là nơi thu hút lượng vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi trong xã hội đồng thời cũng chính là nơi cung ứng phần lớn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Chính vì vậy, trong những năm qua thực hiện các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình nói riêng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới đặc biệt là trong điều kiện khi mà đất nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ngân hàng là một định chế tài chính có khả năng to lớn trong việc tổ chức huy động các nguồn vốn từ nội lực nền kinh tế quốc dân, tăng cường công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh công tác cho vay. Chính vì vậy, đã góp phần quan trọng vào công cuộc đầu tư phát triển thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống nhân dân. Với mạng lưới huy động vốn rộng lớn bao trùm từ Trung ương đến địa phương đã cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức huy động vốn trong nền kinh tế đạt hiệu quả cao.

    Tuy nhiên, các hình thức huy động vốn của Ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cũng như đòi hỏi của nền kinh tế, chưa khai thác được nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế, nguồn vốn huy động trong thời gian dài cho đầu tư phát triển còn thiếu. Điều đó cho thấy chính sách huy động vốn vẫn còn nhiều tồn tại cần nhanh chóng có biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác này.

    Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn trong kinh doanh Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Quảng Bình” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

    Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình.




    MỤC LỤC
    Lời mở đầu
    Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

    1.1. Ngân hàng Thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế 1
    1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại (NHTM) 1
    1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM: 2
    1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 2
    1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 2
    1.1.2.3. Hoạt động trung gian 2
    1.1.3. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế 3
    1.1.3.1. NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển 3
    1.1.3.2. NHTM là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Trung ương 3
    1.1.3.3. NHTM là cầu nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế quốc tế 3
    1.2. Nguồn vốn và nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 3
    1.2.1. Vốn chủ sở hữu 3
    1.2.1.1. Nguồn vốn hình thành ban đầu 4
    1.2.1.2. Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động 4
    1.2.1.3. Các quỹ 4
    1.2.1.4. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần 4
    1.2.2. Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi 5
    1.2.2.1. Tiền gửi thanh toán 5
    1.2.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội 5
    1.2.2.3. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư 6
    1.2.2.4. Tiền gửi của các ngân hàng khác 6
    1.2.3. Nguồn tiền vay và các nghiệp vụ huy động tiền vay 6
    1.2.3.1. Vay Ngân hàng nhà nước (NHNN) 6
    1.2.3.2. Vay các tổ chức tín dụng khác 7
    1.2.3.3. Vay trên thị trường vốn 7
    1.2.4. Các nguồn khác 7
    1.2.4.1. Nguồn uỷ thác 8
    1.2.4.2. Nguồn trong thanh toán 8
    1.2.4.3. Nguồn khác: . 8
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM 8
    1.3.1. Nhân tố khách quan: 9
    1.3.2. Các nhân tố chủ quan 10
    Chương II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH 14
    2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình 14
    2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp
    và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình 14
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 17
    2.1.2.1. Chức năng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 17
    2.1.2.2. Nhiệm vụ của NHNo&PTNT Quảng Bình 18
    2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Quảng Bình 20
    2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Bình 22
    2.1.4.1. Hoạt động tín dụng 22
    2.1.4.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 23
    2.1.4.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Bình: 25
    2.2. Một số nét về tình hình kinh tế - xã hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 27
    *Thuận lợi: 27
    * Khó khăn: 27
    2.3. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình 28
    2.3.1. Qui mô nguồn vốn của NHNo&PTNT Quảng Bình 28
    2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Quảng Bình 29
    2.3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ 29
    2.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn 30
    2.3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế 31
    2.3.3. Công tác cân đối vốn và sử dụng vốn: 34
    2.3.4. Các hình thức huy động vốn 36
    2.3.4.1. Tiền gửi tiết kiệm 36
    2.3.4.2. Trái phiếu NHNo&PTNT 37
    2.3.4.3. Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng nông nghiệp 39
    2.3.4.4. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế 40
    2.3.4.5. Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng: 41
    2.3.4.6. Tiền gửi Kho bạc Nhà nước: 43
    2.4. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình 44
    2.4.1. Kết quả đạt được 44
    2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 46
    2.4.2.1. Những hạn chế về hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình 46
    2.4.2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHNo&PTNT Quảng Bình 48
    Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT QUẢNG BÌNH 54
    3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình 54
    3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh năm 2008 54
    3.2.1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 59
    3.2.2. Tăng cường huy động nguồn vốn trung, dài hạn 61
    3.2.3. Mở rộng mạng lưới kinh doanh 62
    3.2.4. Tăng cường áp dụng các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trong huy động vốn 64
    3.2.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng 65
    3.2.6. Không ngừng đổi mới công nghệ Ngân hàng 66
    3.2.7. Xây dựng chiến lược khách hàng 67
    3.2.8. Đào tạo và nâng cao trình dộ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ Ngân hàng 69
    3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 71
    3.3. Một số kiến nghị 71
    3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước Việt Nam 71
    3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 73
    3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam: 73
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...