Luận Văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng techcombank - pgd 3/2

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK - PGD 3/2
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    trang
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ . vii
    LỜI MỞ ĐẦU .1
    I. Lý do chọn đề tài 1
    II. Mục tiêu của đề tài 2
    III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    IV.Phương pháp nghiên cứu 2
    V. Kết cấu của đề tài 2


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. Ngân hàng thương mại .3
    1.1.1 Khái niệm 3
    1.1.2 Chức năng của NHTM .6
    1.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính .6
    1.1.2.2 Chức năng tạo tiền .7
    1.1.2.3 Chức năng huy động tiền gửi .7
    1.1.2.4Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý phương tiện thanh toán8
    1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM .8
    1.1.3.1 Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ .8
    1.1.3.2 Sự gia tăng cạnh tranh 9
    1.1.3.3 Sự gia tăng chi phí vốn .9
    1.1.3.4 Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất .10
    1.2. Cho vay tiêu dùng .10
    1.2.1 Cho vay tiêu dùng là gì ? 10
    1.2.2 Đặc điểm và lợi ích của CVTD .11
    1.2.2.1 Đặc điểm của CVTD 11
    1.2.2.2 Lợi ích của CVTD 11
    1.2.3 Các hình thức CVTD .12
    1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay .12
    1.2.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả .12
    1.2.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ 13
    1.2.4 Quy trình cho vay và kỹ thuật phân tích tín dụng tiêu dùng trực tiếp .15
    1.2.4.1 Quy trình cho vay 15
    1.2.4.2 Kỹ thuật phân tích tín dụng tiêu dùng trực tiếp 17
    1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD 18
    1.3.1 Doanh số cho vay 18
    1.3.2 Doanh số thu nợ 18
    1.3.3 Dư nợ cho vay 18
    1.3.4 Nợ quá hạn 18
    1.3.5 Tỷ lệ nợ xấu .19
    1.3.6 Vòng quay vốn tín dụng 19
    1.3.7 Lợi nhuận 19
    1.4 Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động CVTD 20
    1.4.1 Nhân tố chủ quan .20
    1.4.1.1 Từ phía Ngân hàng .20
    1.4.1.2 Từ phía Khách hàng .21
    1.4.2 Nhân tố khách quan 21


    CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU
    DÙNG TẠI NH TECHCOMBANK – PGD 3/2
    2.1 Giới thiệu về ngân hàng Techcombank 23
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NH Techcombank 23
    2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NH Techcombank - PGD 3/2 .28
    2.1.3 Sơ đồ tổ chức và chức năng của TCB-PGD 3/2 .29
    2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức .29
    2.1.3.2 Chức năng hoạt động của các bộ phận .30
    2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của TCB- PGD 3/2 .33
    2.2 Thực trạng hoạt động CVTD tại TCB – PGD 3/2 .39
    2.2.1 Hoạt động CVTD tại TCB – PGD 3/2 39
    2.2.1.1 Quy trình cho vay 39
    2.2.1.2 Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng tại TCB 3/2 46

    2.2.2 Thực trạng hoạt động CVTD tại TCB 3/2 .53

    2.2.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng .53

    2.2.2.2 Doanh số thu nợ 57
    2.2.2.3 Dư nợ cho vay . 59

    2.2.2.4 Nợ quá hạn CVTD . 60

    2.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu .61

    2.2.2.6 Vòng quay vốn tín dụng 62
    2.2.2.7 Lợi nhuận 63

    2.2.3 Nhận xét về tình hình CVTD tại TCB – PGD 3/2 .63

    2.2.3.1 Kết quả đạt được 64
    2.2.3.2 Một số hạn chế tồn tại và nguyên nhân 65


    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
    CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK –PGD 3/2
    3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của NH 69
    3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại TCB –PGD 3/2 70
    3.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của các hình thức cho vay
    tiêu dùng tại TCB 3/2 70
    3.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất hợp lý . 71
    3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing cho PGD 71
    3.2.4 Thẩm định cẩn thận trước khi đề xuất định giá TSĐB . 72
    3.2.5 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn . 73
    3.3 Các kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại TCB 3/2 . 74
    KẾT LUẬN . 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78


    LỜI MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài:

    Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã gây áp lực lớn đối với các Ngân
    hàng trong nước về khả năng tồn tại và cạnh tranh như hiện nay, để tạo cho mình
    một “sức khỏe” đủ mạnh thời gian qua các Ngân hàng thương mại trong nước
    không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng quản trị họat động Ngân hàng. Bên cạnh
    việc huy động vốn, cho vay là hoạt động cơ bản của các Ngân hàng Thương mại.
    Tuy nhiên, từ xưa tới nay, các ngân hàng mới chỉ quan tâm đến cho vay các doanh
    nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêu
    dùng của người dân. Trong khi trên thực tế, nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà hàng
    không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu
    cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá
    cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn.

    Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người
    ngày càng đòi hỏi cao hơn, vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về
    hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, đồ nội thất sang trọng, nhu cầu du lịch, Vì
    vậy, các Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu của
    người dân là một điều cần thiết, một mặt tăng thu nhập cho Ngân hàng, mặt khác
    mở rộng phạm vi và giảm rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

    Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, việc hoàn thiện và mở
    rộng các hoạt động là hướng đi và gần như là phương châm cho các ngân hàng tồn
    tại và phát triển. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp lớn khi thiếu vốn đã không
    tìm đến ngân hàng để vay tiền mà họ tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và
    trái phiếu. Thêm vào đó nhiều công ty tài chính hoặc giữa các ngân hàng cạnh tranh
    với nhau trong cho vay, làm cho thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng
    bị giảm sút buộc ngân hàng phải đa dạng hóa phạm vi hoạt động của mình, cố gắng
    khai thác lợi thế mới. Thị trường cho vay tiêu dùng là một thì trường đầy tiềm năng
    phù hợp cho hướng đi như thế.
    Trên cơ sở đó, với những kiến thức trên ghế nhà trường kết hợp với thực tiễn
    trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Techcombank – PGD 3/2 nên em đã chọn đề
    tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
    hàng Techcombank - PGD 3/2 “



    II. Mục tiêu của đề tài :
    - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về CVTD của NHTM.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại NH Techcombank – PGD 3/2.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD tại NH
    Techcombank – PGD 3/2.



    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Báo cáo tập trung nghiên cứu về hoạt động CVTD và từ đó đưa ra giải pháp
    nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, dựa trên số liệu thực tế tại Ngân hàng
    Techcombank - PGD3/2 để làm cơ sở chứng minh.



    IV. Phương pháp nghiên cứu:
    Kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập thông tin,
    phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, theo số liệu có được trong quá trình
    thực tập tại phòng giao dịch 3/2.



    V. Kết cấu của đề tài:
    Nội dung của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận.
    Chương 2: Vài nét về NH và thực trạng hoạt động Cho vay tiêu dùng tại NH
    Techcombank – Phòng giao dịch 3/2.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại Techcombank
    – PGD 3/2.
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1 Ngân hàng thương mại:
    1.1.1 Khái niệm:
    Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát
    triển của nền sản xuất hàng hoá. Sự phát triển của nền kinh tế là điều kiện cho
    ngành Ngân hàng phát triển. Đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng
    trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
    Hoạt động Ngân hàng đã bắt nguồn từ khoảng 2000 năm trước Công nguyên
    nhưng chỉ là các nghiệp vụ thô, đơn giản là đúc tiền và đổi tiền của các thợ vàng.
    Việc lưu hành từng đồng tiền của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ kết hợp với thương
    mại và giao lưu quốc tế đã tạo ra nhu cầu đổi tiền và đúc tiền tại các cửa khẩu hoặc
    trung tâm thương mại. Người làm nghề đổi tiền hoặc đúc tiền thực hiện kinh doanh
    tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại, lợi nhuận thu được là chênh
    lệch giữa giá mua và giá bán. Bên cạnh các nghiệp vụ trên, người làm nghề đổi tiền
    hoặc đúc tiền còn thực hiện cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Việc cất trữ hộ người khác là
    điều kiện để thực hiện thanh toán hộ và thanh toán không dùng tiền mặt, với ưu
    điểm của thanh toán không dùng tiền mặt đã thu hút khách hàng gửi tiền nhiều hơn.
    Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại, các chủ cửa hàng vàng bạc vừa đổi tiền vừa
    cất trữ hộ và thanh toán hộ. Các cửa hàng vàng bạc loại này gọi là Ngân hàng của
    những thợ vàng. Ban đầu các Ngân hàng hoạt động bằng vốn tự có để tài trợ cho
    các hoạt động của mình nhưng điều đó không kéo dài. Từ thực tiễn, các Ngân hàng
    nhận thấy thường xuyên có người gửi tiền và rút tiền. Song tất cả những người gửi
    tiền lại không đồng thời rút tiền nên luôn có một lượng tiền tồn khoản khá lớn nằm
    tại Ngân hàng. Do tính chất vô danh của tiền, chủ Ngân hàng có thể sử dụng tạm
    thời một phần tiền gửi của khách hàng để cho vay. Từ đó, các hoạt động cơ bản của
    Ngân hàng phát triển.
    Hình thức Ngân hàng đầu tiên là Ngân hàng của các thợ vàng hoặc những kẻ cho
    vay nặng lãi, thực hiện cho vay đối với cá nhân, chủ yếu là những người giàu nhằm
    phục vụ mục đích tiêu dùng. Nhiều chủ Ngân hàng lớn còn mở rộng cho vay đối với


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tài liệu từ sách:
    1. TS. Hồ Diệu (năm 2003); Tín dụng ngân hàng; NXB Thống Kê.
    2. PGS.TS. Ngô Hướng, TS. Đỗ Linh Hiệp, TS. Hồ Diệu (năm 2007), Nghiệp
    vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
    3. PGS. TS. Trần Huy Hoàng, PGS. TS. Nguyễn Văn Dờn, TS. Trầm Xuân
    Hương, ThS. Nguyễn Văn Sáu, ThS. Nguyễn Quốc Anh, CN. Nguyễn Thanh
    Phong, CN. Dương Tấn Khoa ( năm 2007), Quản trị Ngân hàng thương mại,
    NXB Lao Động Xã Hội.
    4. TS. Nguyễn Minh Kiều (năm 2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB
    Thống Kê.
    Tài liệu từ internet:
    1. Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật Bộ tư pháp, Nghị định
    69/2009/NĐ-CP, tháng 8/2009
    http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?Ite
    mID=24276
    2. Minh Đức, Cho vay tiêu dùng vấp rào cản lãi suất, tháng 6/2010
    http://vneconomy.vn/20100602113450562P0C6/cho-vay-tieu-dung-vap-rao-
    can-lai-suat.htm
    3. Thư viện pháp luật, Thông tư 13/2010/TT-NHNN, tháng 9/2010
    http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu/Thong-tu-19-2010-TT-NHNN-
    sua-doi-Thong-tu-13-2010-TT-NHNN-vb112225t23.aspx
    4. Thư viện pháp luật, Chỉ thị 01/CT-NHNN, tháng 2/2012
    http://thuvienphapluat.vn/archive/Chi-thi/Chi-thi-01-CT-NHNN-nam-2012-
    ve-to-chuc-thuc-hien-chinh-sach-tien-te-vb134681t1.aspx
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...