Tiến Sĩ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    Chương 1: Sư phạm thanh nhạc châu Âu và sự hình thành các cơ sở đào tạo
    thanh nhạc hàng đầu ở Việt Nam 18
    1.1. Khuynh hướng sư phạm thanh nhạc châu Âu
    181.2. Khái quát về ba cơ sở đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp hàng đầu ở Việt Nam 34
    Tiểu kết chương 1 42
    Chương 2: Thực trạng và yêu cầu đổi mới đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp .
    2.1. Thực trạng đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp
    2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp67
    2.3. Những quan điểm về yêu cầu đổi mới trong đào tạo thanh nhạc chuyên
    nghiệp 70
    Tiểu kết chương 2 81
    Chương 3: Giải pháp đổi mới đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp 82
    3.1. Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên 83
    3.2. Đổi mới phương phá
    p dạy học phát huy tính tích cực của sinh viên . 114
    3.3. Đa dạng hóa chương trình và giáo trình thanh nhạc chuyên nghiệp 129
    3.4.Thực nghiệm sư phạm 140
    Tiểu kết chương 3 144
    Kết luận 146
    Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án .
    Danh mục tài liệu tham khảo .
    Phụ lục . 150

    1. Lý do chọn đề tài
    MỞ ĐẦU
    Nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp của thế giới ra đời từ thế kỷ (TK) XVI
    – XVII và du nhập vào Việt Nam (VN) khoảng nửa đầu TK XX. Quá trình du nhập
    này đã có những ảnh hưởng nhất định tới đời sống văn hóa tinh thần của người VN
    và lĩnh vực đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp. Đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở
    VN chính thức được bắt đầu từ năm 1956, với sự ra đời của Trường Âm nhạc
    VN.
    Ngày nay, trong các cơ sở đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp hàng đầu VN phải kể
    đến Học viện Âm nhạc Quốc gia VN (HVANQGVN), Học viện Âm nhạc Huế
    (HVAN Huế) và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh (NVTPHCM).
    Trong chiến lược phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm
    2020 và tầm nhìn 2030, HVANQGVN đặt trọng tâm vào ba định hướng lớn: “đào
    tạo tài năng đỉnh cao cho đất nước; đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và đào tạo
    phổ cập, nâng cao dân trí” [30;1]. Đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai
    đoạn mới không nằm ngoài những định hướng trên. Trước định hướng đổi mới lớn
    đó, công tác đào tạo thanh nhạc tại các học viện âm nhạc và nhạc viện không tránh
    khỏi lúng túng giữa sự mong muốn duy trì những gì hiện đang có và việc đào tạo
    đáp ứng yêu cầu đổi mới; giữa yêu cầu đổi mới với năng lực đáp ứng sự đổi mới,
    hướng tới hội nhập khu vực và thế giới. Trong khi đó, thực tiễn hoạt động biểu diễn
    thanh nhạc ngoài xã hội đang diễn ra sôi động và tương đối phức tạp. Có xu hướng
    biểu diễn “chiều theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận công chúng, hạ thấp chức
    năng giáo dục, nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí .”, “Tình trạng nghiệp dư
    hóa các hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp có chiều hướng tăng lên”
    [19;2] dẫn đến sự sa sút trong thưởng thức thẩm mỹ của công chúng. Hoạt động
    biểu diễn của đội ngũ ca sĩ không chuyên mới chỉ dừng lại ở chức năng giải trí, có
    lúc, có nơi còn có những biểu hiện lệch lạc làm xấu bức tranh toàn cảnh của nền
    thanh nhạc
    VN. Mặt khác, đội ngũ ca sĩ chưa thực sự đủ bản lĩnh, trình độ để góp
    phần định hướng thẩm mỹ nghệ thuật cho công chúng, thực hiện tốt vai trò phục vụ
    xã hội với những tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật thanh nhạc. Hiện tượng ca sĩ
    chuyên nghiệp thử nghiệm ở dòng nhạc thị trường, giải trí, làm nảy sinh hiện tượng
    nghiệp dư hóa trong biểu diễn thanh nhạc chuyên nghiệp. Trong các chương trình
    (CT) ca nhạc trên sóng phát thanh truyền hình, CT truyền hình trực tiếp, tụ điểm ca
    nhạc . đều thấy sự xuất hiện dày đặc của ca khúc, trong đó tỉ lệ ca khúc mới chiếm
    số lượng đáng kể. Thực tế công tác đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp còn có những
    mặt hạn chế nhất định khiến không ít sinh viên (SV) chưa thực sự mặn mà với hát
    opera và hát thính phòng. Nhiều SV có tư tưởng sau khi tốt nghiệp chỉ hoạt động
    nghề nghiệp trong lĩnh vực hát ca khúc, dẫn đến tình trạng kết quả học tập chưa cao.
    Theo GS.NSND Nguyễn Trung Kiên (Chuyên gia cao cấp của HVANQGVN), hiện nay, “nội dung giảng dạy tha
    nh nhạc được tập trung vào các chuyên ngành đào tạo hát opera, hát thính phòng, hát ca khúc và ca khúc mang âm
    hưởng dân ca” [44;233]. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ CT, giáo trình (GT) đào tạo



    thanh nhạc trình độ đại học (ĐH) mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo của chuyên
    ngành hát opera và một phần chuyên ngành hát thính phòng; cùng với đó là hệ
    thống các ca khúc cách mạng và ca khúc mới VN. HVANQGVN đã từng bước biên
    soạn được CT, GT cho mô hình đào tạo tài năng đỉnh cao nhưng việc phân dòng
    chưa được tiến hành một cách khoa học và mang tính hệ thống. Điều này dẫn đến
    hiện tượng sử dụng một CT, GT cho tất cả các chuyên ngành trong đào tạo thanh
    nhạc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để hình thành nên những GT cụ thể cho các dòng
    hát opera, hát thính phòng cần có sự quan tâm và đầu tư của lãnh đạo các học viện
    âm nhạc và nhạc viện cũng như của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL)
    cả về tri thức và điều kiện ngân sách. Giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới với xu
    thế toàn cầu và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm xuất hiện
    những GT hiện đại và công nghệ giảng dạy. Nghệ thuật là sự sáng tạo, người thày
    dạy nghệ thuật là dạy sáng tạo. Trong bối cảnh xã hội mới, một số vấn đề cụ thể đặt
    ra đối với đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp: Người thày dạy thanh nhạc cần phải
    làm gì để luôn cập nhật, làm chủ tri thức, PP làm việc hiệu quả để công việc giảng
    dạy ngày một nâng cao? Mô hình đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp giữ nguyên
    như cũ hay cần phải điều chỉnh để phù hợp với mô hình đào tạo theo hướng đa dạng
    hóa? Phương pháp dạy học cần phải điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với yêu
    cầu mới, cần phải làm gì để năng lực giảng viên (GV) thanh nhạc có thể đáp ứng
    kịp thời yêu cầu đổi mới của quá trình đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp?
    Bước sang giai đoạn mới, trước những yêu cầu mới, đào tạo thanh nhạchuyên nghiệp cần được nghiên cứu, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển chung
    của đất nước. Các ca sĩ phải có đủ năng lực để thực hiện được các chức năng biểu
    diễn các tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật thanh nhạc, định hướng thẩm mỹ cho
    công chúng, đặc biệt đảm bảo sự phát triển cân bằng, hài hòa, chuẩn mực giữa các
    dòng nhạc (hát opera, hát thính phòng, hát ca khúc) và hướng tới hội nhập quốc tế
    Đây là hướng nghiên cứu mới về đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp mà chúng tô
    ựa chọn làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình: Một số giải pháp nâng cao hiệu
    quả đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới.
     
Đang tải...