Báo Cáo Một số giải pháp nâng cao giá trị văn hoá cho tục lệ cưới xin của người Tày ở xã Yên Hà, huyện Quang

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số giải pháp nâng cao giá trị văn hoá cho tục lệ cưới xin của người Tày ở xã Yên Hà, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lư do chọn đề tài:
    Trên đất nước ta, các dân tộc được cư trú tại đâu, dù có đông người hay là ít người, dù có lịch sử lâu đời hay chưa lâu đời đều có bản sắc văn hoá truyền thống riêng. Bản sắc văn hoá được h́nh thành trong lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành văn hoá truyền thống của từng dân tộc. Trong thực tế, cuộc sống xen cư, có mối giao lưu văn hoá nhất định và có sự thích ứng nhất định trong điều kiện cảnh quan môi trường, hoàn cảnh xă hội và các mối quan hệ nhiều chiều của lịch sử. Trong các biến động của lịch sử, nền văn hoá của mỗi cộng đồng cũng có những thay đổi theo hướng hoà hợp và nâng cao, bảo lưu và đổi mới, truyền thống và cách tân, thô pháp và hiện đại. Chính trong cơn lốc to lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay là một thử thách đối với các nền văn hoá dân tộc.
    Văn hoá truyền thống dân tộc thể hiện đậm nét trong hôn nhân, cưới hỏi. Thông thường mỗi dân tộc có những nét riêng trong nghi lễ, phong tục tập quán trong hôn nhân của người Tày mang đậm sắc thái, văn hoá tộc người vốn được lưu truyền nhưng có những mỹ tục đă và đi, các bàn thờ (?), các bài hát làng đă dần không được sử dụng.
    V́ vậy, việc t́m hiểu phong tục tập quán cùng với các nét đẹp văn hoá ở từng dân tộc để đề ra biện pháp duy tŕ, phát huy thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước là hết sức cần thiết. Đám cưới là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. V́ thế, ở mỗi nơi, mỗi dân tộc đều h́nh thành các tập tục mang sắc thái độc đáo thể hiện sự thiêng liêng của hôn nhân, sự vui mừng, nồng ấm t́nh cảm gia đ́nh và họ hàng, đồng thời cũng là ngày vui chung của cộng đồng.
    Đám cưới của người Tày ở xă Yên Hà huyện Quang B́nh - tỉnh Hà Giang có nhiều điểm rất khác biệt với các dân tộc khác ở trong tỉnh, nó có nét độc đáo riêng biệt và c̣n bảo lưu được nhiều yếu tố truyền thống.
    Bản thân tôi là cán bộ công tác ở cơ sở xă tôi thấy nghi lễ cưới xin của người Tày xă Yên Hà, huyện Quang B́nh, tỉnh Hà Giang rất phong phú và đặc sắc, cần phải nghiên cứu để góp phần bảo lưu những nét đẹp độc đáo, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, thực hiện theo nét sống văn hoá mới và Đảng và Nhà nước ta đă đề ra.
    2. Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu các hoạt động như: nghi lễ và cách thức tổ chức trong một đám cưới và một số giải pháp nhằm tăng thêm nét đẹp văn hoá trong lễ cưới truyền thống của người Tày ở xă Yên Hà huyện Quang B́nh, tỉnh Hà Giang.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Bộ chính trị Trung ương Đảng đă có chỉ thị số 27/CT - TW ngày 12/01/1998, Thủ tướng chính phủ có chỉ thị số 14/1998/CT - TTg ngày 28/3/1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nội dung các chỉ thị nêu rơ: Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục tập quản tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những h́nh thức lỗi thời lạc hậu; nghiên cứu xây dựng và h́nh thành những h́nh thức vừa văn minh, vừa giữ ǵn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Thực hành tiết kiệm thực hiện lành mạnh, tránh xa hoa lăng phí, phiền nhiễu chống khuynh hướng kinh doanh vụ lợi. Xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan.
    Đề tài nghiên cứu là hệ thống lại các nghi lễ truyền thống để đối chiếu với lễ tổ chức cưới xin ở giai đoạn hiện nay. Đồng thời đưa ra giải pháp và những hướng mới để không làm mất đi lễ cưới truyền thống của dân tộc mà vẫn giữ được những nét đẹp văn hoá trong lễ cưới phù hợp với thời đại hiện nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận là phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân loại, thống kê và tổng hợp cùng với phương pháp điều tra xă hội học.
    Ngoài ra, phương pháp mà đề tài nghiên cứu dựa vào tài liệu và lời kể của các già làng trưởng ban để giải quyết những vấn đề mà nội dung đề tài đưa ra.
    Đồng thời để giải quyết nội dung mà đề tài đưa ra cần sử dụng qua khảo sát, phỏng vấn và quan sát khách quan để chứng minh cho những quan điểm đặt.
    Để giữ ǵn bản sắc văn hoá dân tộc, ngày nay trong hành tŕnh t́m về cuội nguồn nét đẹp văn hoá trong việc cử hành hôn lễ được rất nhiều người quan tâm. Tổng kết đợt nghiên cứu.
    5.Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm v́ đề tài chủ yếu nghiên cứu lễ cưới truyền thống trong giai đoạn tách tỉnh năm 1992 đến nay. Bởi v́, đây là giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá xă hội giáo dục của tỉnh cũng như địa phương xă Yên Hà đồng thời, đây cũng là thời điểm có nhiều tư tưởng, lối sống hiện đại tràn ngập vào đời sống của bà con địa phương. Chính v́ lẽ đó phải làm sáng tỏ vấn đề và đưa ra những phương pháp, cách thức mới dựa trên cơ sở nghi lễ truyền thống của người Tày nói chung và người Tày xă Yên Hà nói riêng.
    6. Bố cục của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài chia làm 3 chương:
    Chương I. Tục lệ cưới xin - Một nét đẹp văn hoá của người Tày ở xă Yên Hà, huyện Quang B́nh, tỉnh Hà Giang.
    Chương II. T́m hiểu phong tục và nghi lễ cưới xin của người Tày ở xă Yên Hà, huyện Quang B́nh, tỉnh Hà Giang.
    Chương III. Một số giải pháp nâng cao giá trị văn hoá cho tục lệ cưới xin của người Tày ở xă Yên Hà, huyện Quang B́nh, tỉnh Hà Giang.

    CHƯƠNG I
    TỤC LỆ CƯỚI XIN - MỘT NÉT ĐẸP VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI TÀY Ở XĂ YÊN HÀ, HUYỆN QUANG B̀NH, TỈNH HÀ GIANG.
    I. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LƯ, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HOÁ TỈNH HÀ GIANG.
    1.1. Đặc điểm địa lư:
    Hà Giang là một trong 6 tỉnh biên giới phía Bắc với tổng diện tích tự nhiên 7.884,3km[SUP]2[/SUP]. Hà Giang có đường biên giới Việt - Trung dài 274km. Phía Bắc giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc. Phía Bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
    Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa h́nh hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu, độ dốc lớn và cao dần từ phía Nam lên phía Bắc. Những dải đồi sen kế các cánh đồng lúa nước, soi bóng chạy dọc hai bờ sông suối. Do địa h́nh phức tạp đă tạo cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ. Sông Hà Giang có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn nhiều thách ghềnh không thuận cho giao thông đường thủy. Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa, lạnh rơ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận, có độ ẩm cao và duy tŕ hầu như các mùa trong năm, mưa nhiều và kéo dài.
    Nh́n chung điều kiện tự nhiên ở Hà Giang rất khắc nghiệt nhưng bên cạnh đó cũng có thuận lợi không nhỏ, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là các cây công nghiệp có một sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Chè Shat tuyết, các loại cây ăn quả như: Cam, quưt, mận, lê, đào, táo . các loại cây dược như tam thất, đỗ trọng, thảo quả . và một số sản phẩm giá trị khác nhau mà nhiều người đă được biết đến. Ngoài ra trong ḷng đất có tiềm ẩn nhiều loại khoáng sản như quặng Antimo, quặng đa kim, quặng thủy ngân, quặng sắt, ch́, kẽm .
     
Đang tải...