Luận Văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại trường Tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    I. Lý do chọn đề tài

    Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ” Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Do đó xác định Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Mặt khác Giáo dục có một vai trò vô cùng to lớn đó là: Vai trò của giáo dục to lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Vì sao vậy? Vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội.

    Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đặt Giáo dục ở vị trí cao. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (1). Vì vậy, đồng thời với việc chăm lo tăng trưởng kinh tế, phải chăm lo phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người có đủ phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Muốn vậy, xã hội phải dựa vào giáo dục, chỉ có giáo dục mới đáp ứng được yêu cầu đó.

    Đảng và Nhà nước đã xác định: Giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Đáp lại sự quan tâm của Đảng và Nhà nước , ngành giáo dục cũng luôn hoàn thành sứ mệnh “trồng người”, đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển trong mỗi thời kỳ. Để tồn tại, phát triển phù hợp với thực tiễn, không có con đường nào khác Giáo dục cần phải đổi mới, Đổi mới là con đường tất yếu.Song đổi mới phải trên cơ sở kế thừa cái cũ, phát huy nét đẹp truyền thống, nhanh chóng tiếp cận cái mới, cái văn minh của nhân loại.

    Giáo dục trong những năm gần đây đã và đang thực hiện cuộc vận động “Hai không” là đang tự khẳng định lại mình lấy lại uy tín và lòng tin với nhân dân đó chính là sự nhạy bén của Giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu xã hội hiện đại.

    Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X đã đưa ra chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trên phạm vi cả nước. Nội dung đổi mới gồm: Đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới điều kiện dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, thì đổi mới phương pháp dạy học là then chốt.

    Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở Tiểu học đã và đang được các cấp lãnh đạo Giáo dục, cũng như đông đảo đội ngũ giáo viên hết mực quan tâm. Đổi mới PPDH là sự phối hợp giữa bồi dưỡng giáo viên, biên soạn SGK, thiết bị dạy học, đánh giá học sinh và quản lí chỉ đạo. Tất cả sự chuẩn bị, đầu tư đó cuối cùng phải đọng lại ở những bài dạy, tiết dạy mà vai trò chính là người giáo viên trong mỗi giờ lên lớp. Vậy làm thế nào để giáo viên tiểu học dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, để mọi học sinh dù yếu hay giỏi đều không phải đứng ngoài lề tiết học?






    Mục lục


    Mở đầu 1


    Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiểu học


    I. Cơ sở lý luận

    II. Cơ sở thực tiễn


    Phần thứ hai: Thực trạng dạy học và chỉ đạo đổi mới PPDH ở huyện Tân Kỳ


    I.Đặc điểm tình hình chung

    II.Quá trình thực hiện việc chỉ đạo đổi mới PPDH trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong thời gian qua


    III. Một số vấn đề đặt ra cho công tác chỉ đạo cần giải quyết


    Phần thứ ba: phương hướng và một số giải pháp chỉ đạo nhằm bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiểu học tại huyện Tân Kỳ trong giai đoạn hiện nay



    I. Phương hướng

    II. Một số giải pháp

    Kết luận và kiến nghị

    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...