BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN PHƯỚC MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: kế toán – tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế Mã số: 5.02.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ, hình MỞ ĐẦU . 1 Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN, HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1.1 Tổng quan về kế toán 4 1.1.1 Bản chất của kế toán 4 1.1.2 Đối tượng của kế toán . 6 1.1.3 Vai trò, yêu cầu nguyên tắc của kế toán 10 1.2 Hệ thống kế toán doanh nghiệp 18 1.2.1 Chứng từ kế toán 18 1.2.2 Tài khoản kế toán . 20 1.2.3 Sổ kế toán . 20 1.2.4 Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị . 21 1.3 Hệ thống thông tin kế toán 23 1.3.1 Khái niệm về hệ thống thông tin kế toán . 23 1.3.2 Cấu trúc hệ thống thông tin kế toán . 27 1.3.3 Phần mềm kế toán 34 1.3.4 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp 39 1.4 Các yếu tố chi phối đến hệ thống thông tin kế toán . 46 1.4.1 Môi trường pháp lý 46 53 1.4.2 Môi trường kinh doanh 48 Chương 2 - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Lược sử sự hình thành và phát triển của hệ thống thông tin kế toán ở Việt Nam 51 2.2 Các quy định của pháp luật về việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác kế toán 57 2.3 Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác kế toán ở các doanh nghiệp . 64 2.3.1 Thực trạng ứng dụng sản phẩm công nghệ phần cứng . 64 2.3.2 Thực trạng về ứng dụng sản phẩm công nghệ phần mềm . 66 2.3.3 Thực trạng về tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin . 68 2.3.4 Đánh giá thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin 72 2.4 Đánh giá về phần mềm kế toán và tổ chức sử dụng phần mềm kế toán ở các doanh nghiệp tại VN 76 2.4.1 Đánh giá các phần mềm kế toán 76 2.4.2 Đánh giá tổ chức sử dụng phần mềm kế toán 102 Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 3.1 Các quan điểm làm căn cứ cho các giải pháp được đề xuất . 117 3.1.1 Quan điểm về tổ chức hệ thống thông tin kế toán . 117 3.1.2 Quan điểm về cung ứng và tổ chức sử dụng phần mềm kế toán . 118 3.2 Các giải pháp tổ chức sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán 121 54 3.2.1 Giải pháp về tổ chức khảo sát để xây dựng hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp . 121 3.2.2 Giải pháp về quy trình lựa chọn phần mềm kế toán 132 3.2.3 Giải pháp thiết kế bộ mã hóa thông tin kế toán . 138 3.2.4 Giải pháp tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học 146 3.3 Các giải pháp về tổ chức thiết kế phần mềm kế toán 148 3.3.1 Giải pháp về tổ chức thiết kế phần mềm kế toán dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 148 3.3.2 Giải pháp về tổ chức thiết kế phần mềm kế toán dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn 166 3.4 Các kiến nghị hỗ trợ để nâng cao chất lượng sử dụng phần mềm kế toán . 183 3.4.1 Đối với Nhà nước 183 3.4.2 Đối với doanh nghiệp 189 3.4.3 Đối với công tác đào tạo . 191 KẾT LUẬN . 194 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 196 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 197 PHỤ LỤC 55 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Các bộ phận trong doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin . 69 Bảng 2.2 Khả năng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của phần mềm kế toán 80 Bảng 2.3 Phương pháp kết chuyển dữ liệu 83 Bảng 2.4 Dấu vết kiểm soát trong các phần mềm . 85 Bảng 2.5 Bảo mật dữ liệu kế toán . 87 Bảng 2.6 Kiểm soát xử lý dữ liệu kế toán 91 Bảng 2.7 Các báo cáo về doanh thu bán hàng . 94 Bảng 2.8 Các báo cáo về mua hàng . 95 Bảng 2.9 Các báo cáo về hàng tồn kho 97 Bảng 2.10 Phần mềm kế toán đang sử dụng . 105 Bảng 2.11 Mức độ thỏa mãn tổ chức sử dụng của phần mềm kế toán 108 Bảng 2.12 Mức độ thỏa mãn yêu cầu công việc của phần mềm . 112 56 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt - CSDL Cơ sở dữ liệu - CNTT Công nghệ thông tin - CLTG Chênh lệch tỷ giá - DN Doanh nghiệp - GTGT Giá trị gia tăng - HTTT Hệ thống thông tin - Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh - VN Việt Nam tiếng Anh - ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line - AIS Accounting Information System - ERP Enterprise Resource Management - GAAP General Accepted Accounting Practices - MIS Management Information Systems - LAN Local Area Network - N/A Not Applicable - WAN Wide Area Network 57 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ – HÌNH Trang SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Hệ thống thông tin kế toán . 26 Sơ đồ 1.2 Quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán . 27 Sơ đồ 1.3 Các giai đoạn tổ chức triển khai hệ thống thông tin kế toán 40 Sơ đồ 2.1 Sự phát triển hệ thống thông tin kế toán 51 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ dòng dữ liệu của quy trình bán hàng Phụ lục 6 Sơ đồ 3.2 Quy trình xử lý bán hàng thông qua Internet . Phụ lục 7 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ dòng dữ liệu của quy trình mua hàng Phụ lục 8 Sơ đồ 3.4 Quy trình xử lý mua hàng qua Internet Phụ lục 9 Sơ đồ 3.5 Quy trình quản lý nhân sự và tiền lương Phụ lục 10 Sơ đồ 3.6 Quy trình quản lý tài sản cố định . Phụ lục 11 Sơ đồ 3.7 Quy trình sản xuất Phụ lục 12 HÌNH Hình 2.1 Tổng máy tính và thiết bị ngoại vi trong doanh nghiệp . 64 Hình 2.2 Số máy tính sử dụng trong doanh nghiệp . 65 Hình 2.3 Số lượng máy tính (bộ) trung bình trên một doanh nghiệp 66 Hình 2.4 Tình hình ứng dụng phần mềm . 66 Hình 2.5 Hình thức kết nối Internet trong doanh nghiệp 67 Hình 2.6 Hình thức kết nối mạng nội bộ trong doanh nghiệp . 68 58 SƠ ĐỒ - BẢNG - HÌNH Trang SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Hệ thống thông tin kế toán . 26 Sơ đồ 1.2 Quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán . 27 Sơ đồ 1.3 Các giai đoạn tổ chức triển khai hệ thống thông tin kế toán 41 Sơ đồ 2.1 Sự phát triển hệ thống thông tin kế toán . 48 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ dòng dữ liệu của quy trình bán hàng Phụ lục 6 Sơ đồ 3.2 Quy trình xử lý bán hàng thông qua Internet . Phụ lục 7 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ dòng dữ liệu của quy trình mua hàng Phụ lục 8 Sơ đồ 3.4 Quy trình xử lý mua hàng qua Internet Phụ lục 9 Sơ đồ 3.5 Quy trình quản lý nhân sự và tiền lương Phụ lục 10 Sơ đồ 3.6 Quy trình quản lý tài sản cố định . Phụ lục 11 Sơ đồ 3.7 Quy trình sản xuất . Phụ lục 12 BẢNG Bảng 2.1 Các bộ phận trong doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin . 67 Bảng 2.2 Khả năng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của phần mềm kế toán 78 Bảng 2.3 Phương pháp kết chuyển dữ liệu 81 Bảng 2.4 Dấu vết kiểm soát trong các phần mềm . 83 Bảng 2.5 Bảo mật dữ liệu kế toán . 85 Bảng 2.6 Kiểm soát xử lý dữ liệu kế toán 88 Bảng 2.7 Các báo cáo về doanh thu bán hàng . 91 Bảng 2.8 Các báo cáo về mua hàng . 92 Bảng 2.9 Các báo cáo về hàng tồn kho 94 Bảng 2.10 Phần mềm kế toán đang sử dụng . 102 59 Bảng 2.11 Mức độ thỏa mãn tổ chức sử dụng của phần mềm kế toán 105 Bảng 2.12 Mức độ thỏa mãn yêu cầu công việc của phần mềm . 109 HÌNH Hình 2.1 Tổng máy tính và thiết bị ngoại vi trong doanh nghiệp . 62 Hình 2.2 Số máy tính sử dụng trong doanh nghiệp . 63 Hình 2.3 Số máy tính trung bình trên một doanh nghiệp 64 Hình 2.4 Tình hình ứng dụng phần mềm . 64 Hình 2.5 Hình thức kết nối Internet trong doanh nghiệp . 65 Hình 2.6 Hình thức kết nối mạng nội bộ trong doanh nghiệp . 66 60 MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngay từ những năm 1990, khi tin học bắt đầu phổ biến rộng rãi tại nước ta, việc cơ giới hóa công tác kế toán tại các doanh nghiệp cũng bắt đầu được thực hiện. Một trong những thành phần căn bản để cơ giới hóa công tác kế toán chính là phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán là một sản phẩm cụ thể nhưng về mặt lý luận nó là phần giao thoa của nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Đứng dưới góc độ công nghệ thông tin, phần mềm kế toán là một phần mềm ứng dụng tin học nhằm xử lý các công việc của kế toán từ đó đưa ra các báo cáo kế toán cần thiết phục vụ cho nhà quản lý. Do vậy ở góc độ này là những công việc như khảo sát, phân tích, thiết kế, lập trình, cài đặt, bảo trì và phát triển, . Đứng dưới góc độ kế toán, phần mềm kế toán không chỉ giải quyết về mặt phương pháp kế toán mà còn giải quyết liên quan hàng loạt vấn đề như thu thập, xử lý, kiểm soát, bảo mật, tuân thủ các quy định Nhà nước, xây dựng doanh nghiệp điện tử nền tảng của một chính phủ điện tử . Đứng dưới góc độ kinh tế, phần mềm kế toán là một sản phẩm cụ thể chịu sự tác động của các quy luật thị trường. Điều lý thú và cũng là thử thách lớn đối với phần mềm kế toán là tất cả lĩnh vực trên không tách rời được mà tương tác lẫn nhau. Có những vấn đề không phải là khó về mặt kỹ thuật nhưng không thể thực hiện được khi công việc chưa chín muồi. Nhưng ngược lại, có những nhu cầu đã xuất hiện trên thị trường nhưng do thiếu định hướng nên các nhà sản xuất phần mềm lúng túng không chọn lựa được chiến lược phát triển phù hợp, doanh nghiệp sử dụng phần mềm không tìm được phần mềm thích hợp phục vụ cho nhu cầu thông tin quản lý. Có thể lấy một phần mềm danh tiếng của nước ngoài nhưng lại không hữu ích lắm khi nó không phù hợp với các quy định của hệ thống kế toán Việt Nam. Do đó, một nghiên cứu về phần mềm kế toán để nâng cao chất lượng tổ chức sử 61 dụng phần mềm kế toán để làm rõ và định hướng về mối quan hệ đa lĩnh vực nói trên, đồng thời cung cấp một cơ sở lý luận cơ bản, thực tiễn quan trọng cho việc phát triển và tổ chức sử dụng phần mềm kế toán, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế là vấn đề cần thiết. Một khía cạnh khác không thể bỏ qua là sự phát triển quá nhanh của Công nghệ thông tin làm cho những quan điểm truyền thống về kế toán luôn bị thách thức. Sự phát triển của internet (email, web, ) và đường truyền tốc độ cao (ADSL), tốc độ xử lý nhanh chóng của máy tính (chip của Intel, ) làm thay đổi các quan điểm về tổ chức công tác kế toán (tập trung, phân tán, .) là một ví dụ. Đặc điểm của quá trình phát triển này là cơ hội rất lớn cho các quốc gia đang phát triển trong việc tiếp cận với công nghệ hiện đại. Trong khi đó, nhiều khái niệm này còn mới mẻ với Việt Nam. Vì vậy, việc xem xét cập nhật, tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hệ thống thông tin kế toán nói chung, phần mềm kế toán nói riêng là một hướng nghiên cứu luôn cần thiết. 2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Mục đích của luận án là nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện tin học hóa công tác kế toán nhằm đưa ra giải pháp tổ chức sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam. Đồng thời để đồng bộ hóa với giải pháp tổ chức sử dụng, luận án đề xuất giải pháp tổ chức thiết kế phần mềm kế toán. Mặt khác, luận án kiến nghị Nhà nước, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo các chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ để triển khai mới hoặc nâng cao chất lượng sử dụng phần mềm kế toán. Với mục đích trên, phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào những vấn đề: Lý luận tổng quan về kế toán; Luật, Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp; Hệ thống thông tin kế toán; Quy trình thiết kế phần mềm kế toán; 62 Khảo sát thực tế việc thiết kế và tổ chức sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài này liên quan cả lĩnh vực kế toán và công nghệ thông tin, vì vậy về kế toán: nghiên cứu tổng quan về kế toán, hệ thống thông tin kế toán, về tin học: nghiên cứu phương pháp tổ chức khảo sát, phân tích thiết kế phần mềm kế toán. Không đề cập đến giải thuật, thuật toán, lập trình. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tác giả vận dụng là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp. Luận án thu thập các thông tin liên quan đến đề tài trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Những thông tin thu thập được, tác giả chọn lọc, phân loại theo từng đối tượng nghiên cứu và được phân tích, đánh giá, tổ chức và tổng hợp nhằm đi đến nhận định về các đối tượng nghiên cứu. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU Những đóng góp của nghiên cứu gồm: - Hệ thống hóa lý luận về hệ thống thông tin kế toán. - Cung cấp kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng của phần mềm kế toán đã thiết kế, sử dụng trên thị trường Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp tổ chức sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán. - Đề xuất các giải pháp tổ chức thiết kế phần mềm kế toán. - Kiến nghị Nhà nước, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo các chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ để triển khai phần mềm kế toán. Ngoài ra, luận án còn cung cấp cho các chuyên gia tin học những cơ sở lý luận về kế toán cần thiết để hiểu biết về kế toán. Đồng thời cung cấp một số kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin kế toán đối với người làm kế toán.