Luận Văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 5
    PHẦN NỘI DUNG 7
    Chương 1: Tín dụng và hiệu chất lượng tín dụng trung – dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường 7
    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN 7
    1.1.1. Khái niệm tín dụng trung và dài hạn. 7
    1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của tín dụng trung – dài hạn. 7
    1.1.3. Phân loại tín dụng trung – dài hạn. 8
    1.1.4. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn. 9
    1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN CỦA NHTM 11
    1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung- dài hạn. 11
    1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung- dài hạn của NHTM. 12
    1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng trung – dài hạn. 15
    1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn 17

    Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 18
    2.1 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam. 18
    2.1.1 Tình hình huy động vốn 20
    2.1.2 Hoạt động cho vay 22
    2.1.3 Các hoạt động khác 23
    2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 24
    2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng thương mại Việt Nam. 26
    2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn. 26
    2.2.2 Đánh giá hoạt động tín dụng trung – dài hạn 31

    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 36
    3.1 Định hướng phát triển 36
    3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung- dài hạn đối với NHTM 39
    3.2.1 Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng trung- dài hạn. 40
    3.2.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoàn thiện quy trình tín dụng trung- dài hạn. 40
    3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung- dài hạn. 41
    3.2.4 Đẩy mạnh công tác tự huy động vốn. 41
    3.2.5 Tăng cường công tác giám sát sử dụng tiền vay trung- dài hạn. 41
    3.2.6 Đa dạng hình thức tín dụng trung – dài hạn. 41
    3.2.7 Tăng cường hoạt động marketing Ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý. 42
    3.2.8 Luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung - dài hạn và chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. 43
    3.2.9 Mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước. 43
    3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Ngân hàng Nhà nước 43
    3.3.1 Tái cấu trúc vốn tự có 44
    3.3.2 Giải quyết vấn đề thanh khoản 46
    3.3.3 Cải thiện lòng tin 46
    3.3.4 Nhóm giải pháp chính sách 47
    3.4 Một số kiến nghị với cấp trên. 47
    3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng. 47
    3.4.2 Kiến nghị với Chính phủ và Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam. 49
    3.4.3 Đối với khách hàng 52
    KẾT LUẬN 54
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước đang từng bước đi vào đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên hiện nay tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang bị chững lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là vấn đề về vốn. Có thể nói vốn là tiền đề, là cơ sở đầu tiên để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp có thể tạo vốn bằng nhiều cách khác nhau: có thể tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động vốn, liên doanh liên kết, hay vay mượn chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Nhưng muốn ổn định và có lợi thế nhất giúp các doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ là nguồn vốn trung và dài hạn từ các Ngân hàng thương mại (NHTM).
    Hiện nay các doanh nghiệp đang thiếu vốn nhất là vốn trung và dài hạn trong khi vốn tồn đọng trong các Ngân hàng thương mại không phải là ít. Như vậy, không phải chúng ta thiếu vốn mà là chúng ta chưa có cách chuyển vốn huy động được vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại kém đa dạng vê cơ cấu khách hàng. Hầu như Ngân hàng thương mại chỉ tập trung vào doanh nghiệp Nhà nước, chưa quan tâm tới các đối tượng khách hàng khác đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
    Vì lý do đó “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam” được chọn làm đề tài nhằm đáp ứng đòi hỏi thiết thực của thực tiễn, vừa mang tính thời sự trong kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng thương mại hiện nay.
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
    Mục đích: Từ những lý luận cơ bản về tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại, bài viết này sẽ phân tích và đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân dẫn đến các mặt hạn chế hiện nay.
    Nhiệm vụ: Từ những kiến thức đạt được để có thể có khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến tình hình và thực trạng tín dụng trung – dài hạn một cách chính xác hơn.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Đề cương tiểu luận vận dụng tổng hợp các nguyên tắc: phân tích, triển khai làm sáng tỏ nội dung, đánh giá và rút ra nhận xét chung . để luận giải những vấn đề đặt ra.
    Để đảm bảo tính chính xác, khách quan và tính phù hợp của bài tiểu luận, em đã thu thập số liệu, tài liệu, chọn lọc thông tin từ báo, đài, Internet và thực tiễn. Em cũng đã tham khảo ý kiến và sự hướng dẫn từ thầy Nguyễn Trung Trực.
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
    Đề cương tiểu luận xem xét một cách toàn diện những vấn đề cơ bản nhất của tín dụng trung – dài hạn của NHTM:
    Chương 1 Tín dụng và hiệu chất lượng tín dụng trung – dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường
    Chương 2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
    Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...