Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại nhtm cổ phần xnk việt nam trong điều kiện cạnh tra

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ø BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU:
    Với việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO kể từ 07/11/2006, chúng ta đã phải chấp nhận mở cửa hơn trên hầu khắp tất cả các lĩnh vực của toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội; theo đó, lĩnh vực tài chính ngân hàng – lĩnh vực xương sống của nền kinh tế cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Ngành ngân hàng không đơn thuần tồn tại chỉ để phát triển kinh doanh mà còn lĩnh ấn tiên phong, dẫn dắt, định hướng giúp nền kinh tế hoạt động có hiệu quả; để thể hiện rõ nét, chính xác vai trò của mình, yêu cầu đặt ra đối với ngành là tính năng động, nhậy cảm, tỉnh táo và những chiến lược phù hợp.
    Ngân hàng thương mại cổ phần là mô hình khá mới mẻ trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng ngân hàng là hoạt động giúp các ngân hàng thương mại cổ phần nhận được phần lớn lợi nhuận. Là loại hình non trẻ lại hoạt động trong môi trường kinh tế chưa ổn định nên để có thể phát triển trong áp lực cạnh tranh, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ hầu như khó tránh khỏi. Do vậy, để giảm thiểu tối đa những rủi ro tiềm ẩn, rất cần có những đề tài nghiên cứu mang tính chuyên sâu nhằm đưa ra những biện pháp quản trị, nâng cao chất lượng kinh doanh tiền tệ nói chung và lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói riêng đảm bảo tính cạnh tranh nhưng đồng thời cũng đảm bảo an toàn trong hoạt động.
    Xuất phát từ thực tế hoạt động tại các Tổ chức tín dụng nói chung và tại NHTM cổ phần XNK Việt Nam nói riêng trong thời gian qua, khi việc tăng vốn nhanh chóng tạo ra những áp lực lợi nhuận không nhỏ của cổ đông lên ban điều hành và đội ngũ cán bộ công nhân viên trên toàn hệ thống, để đáp ứng được yêu cầu này rất cần có những biện pháp tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng và hoạt động tín dụng – một trong những hoạt động mũi nhọn của Eximbank Việt Nam hiện nay rất cần có những giải pháp để đẩy mạnh phát triển, cạnh tranh với các ngân hàng khác nhưng vẫn đảm an toàn trong cơ cấu dư nợ. Từ đây, đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã được chọn nghiên cứu nhằm phân tích rõ những vấn đề đang, đã và sẽ tồn tại trong hoạt động tín dụng của NHTM cổ phần XNK Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đi cùng nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong giai đoạn lãi suất cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam hiện nay.
    Ø MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn giữa các NHTM Việt Nam hiện nay
    Ø ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Liên quan đến đề tài này là thực trạng hiện tại và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong giai đoạn tới
    Ø PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    NHTM cổ phần XNK Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990. Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động trở lại đây là một khoảng thời gian khá dài trong khi mong muốn là phân tích chất lượng tín dụng toàn Ngân hàng; do vậy để để tài mang tính thực tiễn và cập nhật, tác giả tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2007 trở lại đây
    Ø GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
    Là một trong nhóm 05 NHTM cổ phần lớn nhất tại Việt Nam hiện nay nếu không tính các NHTM nhà nước với mảng hoạt động đem lại nguồn lợi chủ yếu vẫn là tín dụng; tuy nhiên NHTM cổ phần XNK Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt tình hình chất lượng tín dụng không đạt như yêu cầu cầu Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị đề ra. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần XNK Việt Nam
    Ø PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phần lý thuyết dựa trên cơ sở lý luận tín dụng, tiền tệ, ngân hàng nói chung hiện đang được sử dụng và lưu hành tại Việt Nam thông qua các giáo trình, các văn bản giảng dạy, của các trường đại học như Học viện ngân hàng, Học viện tài chính, ; các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đã được dịch thuật phát hành bởi các nhà xuất bản như: Nhà xuất bản Thống kê, Nhà xuất bản, Nhà xuất bản tài chính, Phần thực tiễn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê chọn mẫu kết hợp phương pháp phân tích, so sánh và định lượng được lấy từ các số liệu tại Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính Eximbank từ năm 2007 trở lại đây cũng như các nguồn báo cáo tổng hợp khác
    Luận văn được xây dựng theo kết cấu gồm 3 phần cơ bản như sau:
    v Phần I: Phần mở đầu, đặt vấn đề.
    v Phần II: Phần Phát triển vấn đề.
    v Phần III: Phần kết luận.
    Phần I: Phần mở đầu, đặt vấn đề gồm các nội dung cơ bản sau:
    ü Bối cảnh nghiên cứu;
    ü Mục đích nghiên cứu;
    ü Đối tượng nghiên cứu;
    ü Phạm vi nghiên cứu;
    ü Giả thuyết nghiên cứu;
    ü Phương pháp nghiên cứu.
    Phần II: Phần phát triển vấn đề gồm các chương, mục sau:
    Chương Một: Những khía cạnh lý thuyết về chất lượng tín dụng và thực tiễn cạnh tranh tín dụng trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn giữa các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
    1.1 Tổng quan về tín dụng và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
    1.1.1 Khái quát chung về tín dụng ngân hàng
    1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng
    1.1.3 Các nghiệp vụ tín dụng của NHTM
    1.1.4 Mối quan hệ giữa nghiệp vụ huy động và cho vay của ngân hàng
    1.2 Chất lượng tín dụng ngân hàng
    1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng của NHTM
    1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM
    1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng của NHTM
    1.3. Cạnh tranh tín dụng giữa các ngân hàng trong điều kiện lãi suất có giới hạn
    1.3.1 Lãi suất có giới hạn – thực tiễn tại Việt Nam
    1.3.2 Cạnh tranh tín dụng giữa các NHTM trong điều kiện lãi suất có giới hạn
    1.3.3 Ý nghĩa xã hội của cạnh tranh tín dụng giữa các ngân hàng thương mại
    1.3.4 Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng – kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
    Chương Hai: Nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn hiện nay
    2.1 Khái quát về NHTM cổ phần XNK Việt Nam
    2.1.1 Giới thiệu sơ lược về NHTM cổ phần XNK Việt Nam
    2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM cổ phần XNK Việt Nam
    2.1.3 Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần XNK Việt Nam
    2.2 Thực trạng về chất lượng tín dụng của NHTM cổ phần XNK Việt Nam
    2.2.1 Các văn bản, hướng dẫn mà NHTM cổ phần XNK Việt Nam đang áp dụng
    2.2.2 Chất lượng nghiệp vụ huy động vốn
    2.2.3 Chất lượng nghiệp vụ sử dụng vốn
    2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh của NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn hiện nay
    2.3.1 Những kết quả đạt được và một số biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần XNK Việt Nam
    2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân
    Chương Ba: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn hiện nay
    3.1 Định hướng hoạt động của NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong thời gian tới
    3.1.1 Triển vọng phát triển ngành ngân hàng giai đoạn tới đây
    3.1.2 Phương hướng nhiệm vụ của NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong thời gian tới
    3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn giữa các NHTM Việt Nam hiện nay
    3.2.1 Một số giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn
    3.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay
    3.3 Những điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp
    3.3.1 Đối với NHTM cổ phần XNK Việt Nam
    3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước
    3.3.3 Đối với Nhà nước
    Phần III: Phần kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...